LNVT
To share is to learn and to grow
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013
金が急落、一時取引停止 株高や中国停滞でマネー逃避
「金」の相場が大きく下げている。日本市場など世界で株価が上がっているため、利益を得ようと、「安全な資産」とみられている金から株式市場へマネーが流出しているからだ。
ニューヨークの金相場は15日、指標となる先物価格が先週末より140・30ドル安い1トロイオンス=1361・10ドルで取引を終え、2年2カ月ぶりの安値になった。東京商品取引所でも15日の夜間取引から16日午前の取引にかけて金の先物価格が大きく下げ、いったん売り買いを中断する「サーキットブレーカー」が3回にわたって発動された。
金は中国で宝飾品などで買う人が多いため、中国の景気が悪くなると買い注文が減る見通しになりやすい。中国の1~3月期の国内総生産(GDP)が市場予想を下回ったことが金売りに拍車をかけた。先週、欧州のキプロスで中央銀行が金を売ることを示唆したことも影響している。
Dịch: đại khái là giá vàng giảm do người ta bán vàng đổ tiền qua chứng khoán, và do nhu cầu mua vàng nữ trang tại Trung Quốc giảm mạnh.
Source: http://www.asahi.com/business/update/0416/TKY201304160041.html
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Chất lượng Lao động
Nhìn lại và... giật mình!
Thứ Hai, 18/03/2013 22:38
Giám đốc điều hành một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở quận Bình Tân - TPHCM nói thẳng: “Lao động không có chuyên môn, kỹ năng, làm thì ít mà phá thì nhiều”
Vừa
qua, Trung tâm Hỗ trợ việc làm bền vững Pacific đã thực hiện một khảo
sát khá thú vị về “Một câu trả lời cho tương lai” trên 2.500 công nhân
nhập cư tại TPHCM. Câu hỏi đưa ra là: “Nếu bạn kiếm được 100 triệu đồng
bạn sẽ làm gì?”. Kết quả là có 65% trả lời: “Điều đó không bao giờ xảy
ra”, 32% cho biết: “Tôi sẽ về quê ngay để lấy vợ (hoặc chồng)”. Số còn
lại có nhiều lựa chọn: Mở cơ sở sản xuất, mở tiệm tạp hóa, chăn nuôi,
buôn bán... Tuyệt nhiên không ai trả lời sẽ tiếp tục làm công nhân!
Công nhân KCX Tân Thuận - TPHCM tan ca.
Nhiều người cho biết chỉ làm việc vài năm rồi về quê lấy vợ, lấy chồng. Ảnh: HỒNG ĐÀO
Ít người được đào tạo chính quy
Có thể đây chỉ là
một khảo sát hạn chế về không gian, thời gian và độ bao phủ của các
ngành nghề. Tuy nhiên, qua đó nổi lên một vấn đề: Nguồn nhân lực hiện
nay tại các doanh nghiệp (DN) không bền vững. Bất cứ lúc nào DN cũng có
thể đứng trước nguy cơ mất người, thiếu hụt nhân lực cho các kế hoạch
sản xuất kinh doanh. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Nhiều người được hỏi
cho biết làm công nhân chỉ là tạm thời để giải quyết cuộc sống trước
mắt vì hiện nay ở các địa phương không có đủ công ăn việc làm. Ngoài ra,
với suy nghĩ và thói quen của những người sinh ra và lớn lên từ những
vùng quê, họ vẫn thích gắn bó với quê cha đất tổ hơn là bỏ xứ tha hương.
Trong số 2.500 người
được hỏi thì chỉ có 21% đi học nghề rồi mới đi làm. Số còn lại chưa hề
qua lớp đào tạo nghề chính quy, bài bản nào. Chị Lê Thị Phương, ở Công
ty F.T (KCX Linh Trung - TPHCM), quê ở Thái Bình, nói: “Bạn bè rủ vào
TPHCM làm công nhân để kiếm ít vốn về mở quán cà phê. Tôi làm việc đã 5
năm, để dành được 15 triệu đồng. Cố gắng thêm một thời gian nữa xem sao,
được hay không được 100 triệu đồng tôi cũng nghỉ làm”.
Còn chị Nguyễn Ngọc
Hồng, quê ở Trà Vinh, đang làm việc tại KCX Tân Thuận thì cho biết cha
mẹ chị có tiệm sạc bình ở thị trấn nhưng bây giờ làm ăn ế ẩm vì điện
lưới quốc gia đã về tận vùng sâu, vùng xa. “Tôi ráng dành dụm mua cho
cha chiếc xe máy để chạy xe ôm nhưng làm 3 năm rồi vẫn chưa đủ” - chị
Hồng kể. Chị cho biết thêm công ty mình làm việc là công ty Nhật Bản hẳn
hoi nhưng với ngành nghề đang làm thì sau này có về quê cũng không giúp
ích được gì bởi “họ chỉ cho mình làm một công đoạn chớ có dạy cả quy
trình đâu mà biết làm!”.
Năng suất, chất lượng đều thấp
Theo báo cáo gần đây
nhất của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của lao động Việt Nam năm
2011 đạt gần 2.400 USD/người (năm 1990 đạt 265 USD, năm 1995 đạt 630
USD, năm 2000 đạt 842 USD, năm 2005 đạt 1.237 USD và 2010 đạt 2.067
USD). Tuy nhiên, năng suất này vẫn còn thấp hơn Indonesia 10 lần,
Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản 135 lần... Một con số khác
đáng buồn hơn: chất lượng lao động Việt Nam được các DN đánh giá nằm
trong nhóm 10% thấp nhất khu vực.
Lý giải nguyên nhân
năng suất lao động thấp, các chuyên gia cho rằng đó là do mâu thuẫn giữa
mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại và chiến lược phát triển nguồn
nhân lực. Còn các DN thì cho rằng lao động Việt Nam thiếu hiểu biết về
công nghệ và khả năng sáng tạo, thiếu khả năng thích nghi với công nghệ
mới, không có kỹ năng... Ở một số ngành như chế biến thực phẩm, y tế,
xây dựng, vận tải, hóa chất, dệt có tình trạng lao động thiếu hụt kỹ
năng nghiêm trọng... Giám đốc điều hành một DN có vốn đầu tư nước ngoài ở
quận Bình Tân - TPHCM nói thẳng: “Tuyển lao động không có chuyên môn,
kỹ năng, họ làm thì ít mà phá thì nhiều”.
Vậy thì nguyên nhân
của mọi nguyên nhân là đâu? Câu trả lời là chủ yếu do tỉ lệ lao động đã
qua đào tạo còn thấp. Chúng tôi hỏi giám đốc một DN tại KCN Tân Tạo -
TPHCM: “Trong số 500 công nhân của ông, có bao nhiêu xuất thân từ trường
nghề?”. Sau 5 phút chờ đợi phòng nhân sự tổng hợp, câu trả lời của ông
khiến chúng tôi hết sức bất ngờ: 8 người! “Thế 492 người còn lại?”. “Đều
là con em nông dân mấy tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
An Giang... Đa số chỉ mới học hết lớp 9”.
Tại một DN khác, tỉ lệ
công nhân được đào tạo từ các trường nghề, trung tâm dạy nghề có cao
hơn: khoảng 30%. Tuy nhiên, dù mang tiếng là đã qua đào tạo nhưng số
người làm được việc rất ít, hầu hết phải đào tạo lại.
Đâu rồi lao động trẻ?
Một
giám đốc người Nhật ở KCX Tân Thuận hỏi: “Hằng năm các báo cáo đều nói
rằng cả nước đã đào tạo nghề cho hàng triệu lao động; các trường đại
học, cao đẳng cũng có ngần ấy sinh viên ra trường. Thế thì lực lượng lao
động trẻ, khỏe, có kiến thức này đi đâu, làm gì mà không thấy vào DN?”.
Xin chuyển câu hỏi này cho các cơ quan chịu trách nhiệm về giáo dục -
đào tạo Việt Nam.
|
ĐỨC HÙNG
Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013
Quần đảo Hoàng Sa
Lưu tư liệu từ blog Lý Toét
Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa quần đảo), bao gồm các đảo và các bãi đá ngầm. Bãi đá ngầm không được xem là lãnh thổ nên chỉ tính đến 10 đảo lớn. Về nguyên tắc, VN kế thừa chủ quyền toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo tinh thần của Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: Pháp công nhận VN là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Nhóm Croissant (Nguyệt Thiềm) ở phía Tây gồm 5 đảo do VNCH quản lý, gồm:
Quang Hòa (Duncan),
Duy Mộng (Drummond),
Cam Tuyền (Robert),
Vĩnh Lạc (Money aka Kim Ngân) và
Hoàng Sa (Pattle)
Trước 1974, lực lượng của quân lực VNCH trên đảo chỉ bao gồm 1 Trung đội địa phương quân, luân chuyển mỗi 6 tháng. Trung đội này thuộc Tiểu khu Quảng Nam, đóng quân trên đảo Hoàng Sa cùng với một toán khí tượng thuộc dân sự.
Như nhiều người đã biết, trước khi trở thành Bên Thua Cuộc, VNCH đã không giữ được nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Đáng tiếc là, Chính phủ Hà Nội (VN Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã xem việc Trung Quốc chiếm phần còn lại của Hoàng Sa như là việc của người dưng.
Năm 1956, nhân lúc VNCH đang ổn định chính quyền, Trung Quốc chiếm 5 đảo thuộc nhóm Amphitrite. Nghĩa là TQ chiếm 1/2 quần đảo Hoàng Sa thuộc nhóm đảo Amphitrite 7 năm sau ngày họ chiếm trọn chính quyền từ tay Quốc dân đảng.
Nhóm Amphitrite (An Vĩnh) ở phía Đông gồm 5 đảo
Tây Sa Châu (West Sand),
Triệu Thuật (Tree Island),
Vĩnh Hưng (Phú Lâm aka Woody Island),
Thạch Đảo (Rocky Island) và
Đông Đảo (Lincoln Island)
Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm (*) công nhận tuyên bố ngày 4/9/1958 về chủ quyền lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc (**) trong đó có nhiều điều trên thực tế là vu khống.
Chú thích:
Công hàm 14/9/1958
(**) Tuyên bố 4/9/1958
Dịch sang tiếng Việt:
Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa quần đảo), bao gồm các đảo và các bãi đá ngầm. Bãi đá ngầm không được xem là lãnh thổ nên chỉ tính đến 10 đảo lớn. Về nguyên tắc, VN kế thừa chủ quyền toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo tinh thần của Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: Pháp công nhận VN là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Nhóm Croissant (Nguyệt Thiềm) ở phía Tây gồm 5 đảo do VNCH quản lý, gồm:
Quang Hòa (Duncan),
Duy Mộng (Drummond),
Cam Tuyền (Robert),
Vĩnh Lạc (Money aka Kim Ngân) và
Hoàng Sa (Pattle)
Trước 1974, lực lượng của quân lực VNCH trên đảo chỉ bao gồm 1 Trung đội địa phương quân, luân chuyển mỗi 6 tháng. Trung đội này thuộc Tiểu khu Quảng Nam, đóng quân trên đảo Hoàng Sa cùng với một toán khí tượng thuộc dân sự.
Như nhiều người đã biết, trước khi trở thành Bên Thua Cuộc, VNCH đã không giữ được nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Đáng tiếc là, Chính phủ Hà Nội (VN Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã xem việc Trung Quốc chiếm phần còn lại của Hoàng Sa như là việc của người dưng.
Năm 1956, nhân lúc VNCH đang ổn định chính quyền, Trung Quốc chiếm 5 đảo thuộc nhóm Amphitrite. Nghĩa là TQ chiếm 1/2 quần đảo Hoàng Sa thuộc nhóm đảo Amphitrite 7 năm sau ngày họ chiếm trọn chính quyền từ tay Quốc dân đảng.
Nhóm Amphitrite (An Vĩnh) ở phía Đông gồm 5 đảo
Tây Sa Châu (West Sand),
Triệu Thuật (Tree Island),
Vĩnh Hưng (Phú Lâm aka Woody Island),
Thạch Đảo (Rocky Island) và
Đông Đảo (Lincoln Island)
Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm (*) công nhận tuyên bố ngày 4/9/1958 về chủ quyền lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc (**) trong đó có nhiều điều trên thực tế là vu khống.
Chú thích:
Công hàm 14/9/1958
(**) Tuyên bố 4/9/1958
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm
phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài
khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác
bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu ở eo biển Đài Loan), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường
thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và
các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn
bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo
ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn
bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các
đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là
vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản,
kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo
Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và
đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có
sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa, tất
cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm
nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận
này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận
Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của
Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa
(4) Ðiều (2) và
(3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận,
quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần
đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung
Quốc.
Ðài Loan và Bành Hồ
hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp
pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân
Trung hoa. Ðài Loan và Bành Hồ
đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa có
quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất
này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào
các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013
The governor
Copy từ blog TS Lê Hồng Giang để làm tư liệu
1Mấy hôm trước nhân đọc một bài phỏng vấn thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tôi thắc mắc trên G+ về ngân hàng MIB ở Nga, nơi ông Bình từng làm phó rồi quyền chủ tịch trong giai đoạn 2001-2005. Thực ra thông tin
về việc thống đốc từng có thời làm việc ở MIB đã được công bố khi ông
vừa được chỉ định làm thống đốc tháng 8/2011. Lúc đó tôi cũng thắc mắc
về ngân hàng MIB nhưng rồi bận quá nên quên mất. Lần này thống đốc nhắc
lại thời gian làm quyền chủ tịch MIB như là bằng chứng cho thấy ông có
kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nên tôi nhớ đến cái
thắc mắc của mình ngày xưa và quyết định tìm hiểu kỹ hơn.
Hỏi trên G+ hôm trước hôm sau đã có mấy bạn cung cấp thông tin, social network quả là lợi hại :-) Thông tin đầu tiên về MIB hoá ra lại ở trên chính website của NHNN. Theo link này MIB (và MBES) là ngân hàng được thành lập trong khuôn khổ Comecon giữa các nước trong khối XNCH từ những năm 1960-1970. Tất nhiên "ngân hàng" ở thời đó khác rất xa những ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu có tính chất giúp đỡ, tương trợ chứ không vì mục đích kinh doanh. Sau khi khối XHCN (ở Đông Âu) sụp đổ và Comecon tan rã, cả MIB (lẫn MBES) đều phải loay hoay tìm đường cải tổ. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để hai ngân hàng này còn tồn tại là trên danh nghĩa một số nước XHCN trước đây vẫn còn nợ nên phải có người tiếp quản xử lý số nợ tồn đọng đó. Tôi sẽ phân tích kỹ thêm chi tiết này nhưng trước hết có một điểm thú vị liên quan đến trang web có thông tin về MIB và MBIS nói trên.
Khi click trực tiếp link thì có vẻ phần highlight ở menu bên trái cho thấy nó phải nằm trong mục "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế". Một bản tin năm 2008 và một bản tin khác năm 2010 của chính NHNN cũng xếp MIB/MBES tương đương với IMF/WB/ADB như là những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Nhưng nếu bạn click thẳng vào menu này thì bạn không thể tìm được trang về MIB và MBES mà chỉ có link đến IMF, WB, ADB. Như vậy có lẽ trang về MIB/MBES trước đây nằm trong menu "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế" nhưng bây giờ đã bị xóa. Tìm kỹ hơn thì hóa ra trang này hiện giờ được chuyển sang menu "Quan hệ song phương", được giấu khá kỹ trong danh sách các nước có quan hệ song phương với NHNN. Có lẽ MIB/MBES bị "downgrade" khoảng năm 2009-2010, khi mà Báo cáo thường niên của NHNN không còn nhắc đến 2 tổ chức này như những năm trước nữa. Tại sao MIB/MBES lại bị "downgrade" như vậy? Có phải NHNN muốn thông tin về 2 tổ chức này bị quên lãng dần đi không?
Thông tin thứ hai mà một bạn cung cấp cho tôi trên G+ là link đến chính website của ngân hàng MIB hiện tại. Chữ MIB là viết tắt tiếng Nga, còn tên tiếng Anh là International Investment Bank. Ngân hàng này có status tương tự như WB, nghĩa là một ngân hàng quốc tế có cổ phần đóng góp từ các nước thành viên. Hiện tại MIB chỉ còn Nga, Ba lan, Hungari, Bungari, Mông cổ, Cu ba, Rumani, Sec, Slovakia, và VN. Theo báo cáo tài chính cuối cùng năm 2011 (bản tiếng Anh) Nga nắm 44.7% cổ phần, VN chỉ có 0.327% thấp nhất trong số các thành viên (sau cả Mông cổ, Cu ba). Vốn điều lệ của ngân hàng này là 1.3 tỷ Euro, tuy nhiên cho đến cuối năm 2011 các cổ đông mới chỉ đóng góp vào 214.5 triệu Euro (tôi nghi đây là chuyển đổi từ tiền rúp của LX cũ). Mặc dù ngân hàng này được phép huy động vốn từ các nguồn khác như trái phiếu, tiền gửi của khách hàng..., trong 3 năm liên tục từ 2009 đến 2011 tất cả các thể loại liabilities của nó chỉ quanh quẩn 8-9 triệu Euro. Hệ quả là tổng tài sản không tăng, thậm chí giảm, nếu không tính phần revaluation tài sản cố định và bất động sản.
Đến cuối năm 2011 trong số tổng tài sản 350 triệu Euro ngân hàng này có đến 130 triệu cash hoặc bank deposits, nghĩa là 1/3 tài sản chẳng được đầu tư gì mà để không hoặc gửi các ngân hàng khác lấy lãi. Hơn 50 triệu Euro được đầu tư vào bất động sản, gần 50 triệu nữa là tài sản cố định. Hơn 68 triệu đầu tư vào các loại trái phiếu, một nửa là trái phiếu chính phủ của các thành viên còn lại là trái phiếu doanh nghiệp. Khoảng hơn 2 triệu Euro nữa đầu tư vào cổ phiếu. Số tiền thực sự cho khách hàng vay chỉ là 50 triệu Euro mà lại có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (xem kỹ trong footnote hoá ra đây là net amount, tổng số tiền MIB cho khách hàng vay đến cuối năm 2011 là 125 triệu Euro, trong đó có hơn 74 triệu đã bị coi là NPL, nghĩa là tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 60%). Với cơ cấu tài sản như vậy có thể nói ngân hàng này thực chất chỉ là một quĩ đầu tư cỡ trung bình (chỉ một quĩ con của Vinacapital cũng có thể có NAV lớn hơn 350 triệu Euro). Tôi cho rằng đa số tài sản là phần rơi rớt lại từ thời Comecon, trong đó Cu ba có một số nợ xấu khá lớn.
Rất tiếc website của MIB không cung cấp báo cáo tài chính những năm ông Bình còn làm việc ở đó. Nhưng không khó để đoán hoạt động của MIB lúc đó cũng không khác hiện tại là mấy, nghĩa là chủ yếu quản lý số tài sản do các nước Comecon cũ còn nợ. Hoạt động kinh doanh, đầu tư hầu như không đáng kể. Các board member của MIB có lẽ chỉ là đại điện cho các quốc gia thành viên, chủ yếu đi đòi nợ xấu từ thời XHCN. Nếu (thời ông Bình) có các cố gắng cải tổ lại MIB thành một ngân hàng đầu tư quốc tế như website NHNN cho biết thì các cố gắng đó dường như đã thất bại. Ông Bình được làm phó chủ tịch rồi quyền chủ tịch trong khi VN chỉ có 0.327% cổ phần cho thấy các nước khác không coi trọng vai trò (và lợi ích) của ngân hàng này.
Số cổ phần ít ỏi của VN chỉ tương được với 700 nghìn Euro vốn góp, hoặc hơn 1 triệu Euro vốn chủ sở hữu trên sổ sách. Phần lợi nhuận trên sổ sách năm 2011 mà phía VN được hưởng (1.65 triệu x 0.327%) chỉ hơn 5000 Euro mà chưa chắc sẽ được MIB chia (thực tế MIB có cash flow âm trong năm 2011 và không chia dividend). Như vậy đóng góp của ngân hàng này vào ngân sách VN (nếu có) thậm chí còn nhỏ hơn của một công ty nhỏ ở VN (5000 Euro chỉ tương đương gần 140 triệu VND). Nếu tôi là ông Bình tôi sẽ đề nghị chính phủ "biếu không" phần sở hữu của VN cho Cuba để giúp người bạn cũ này trong lúc khốn khó, vừa đỡ cứ vài năm lại phải cử một cán bộ sang Nga tham gia quản lý MIB (hiện tại đại diện cho VN trong board là bà Thinh Thi Hong). Với một ngân hàng như vậy tôi không nghĩ ông Bình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và chuyên môn ngân hàng, nhất là chuyên môn về ngân hàng trung ương, kể cả khi đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch. Đây là một mục trong CV mà đáng ra ông Bình không nên tự hào và đem ra PR cho mình như vậy.
Ông Bình xuất thân từ vụ Kinh tế đối ngoại (sau này chuyển thành vụ Quan hệ quốc tế phụ trách các hoạt động liên quan đến IMF/WB/ADB/MIB/MBES) nên có thể hiểu tại sao ông lại được lãnh đạo NHNN cử đi Nga tham gia vào board của MIB, một tổ chức đã từng được coi ngang hàng với IMF/WB/ADB. Ông Bình được cử đi Nga có lẽ còn vì ông đã từng học ở Nga. Xem tiểu sử chính thức thấy học vị của ông là Tiến sĩ khoa học, không thấy ghi ngành gì. Tiểu sử trên Wikipedia của ông ghi "Từ 1981-1986, ông Bình học Đại học Toán Kinh tế- Ứng dụng tại Trường Đại học Tổng hợp tại Liên Xô (cũ), tốt nghiệp tại đây với bằng tiến sĩ", không thấy tên trường. Lúc đầu tôi nghĩ ông học MGU (vẫn thường biết đến ở VN với cái tên Lomonosov) hoặc có thể Plekhanov ở Moscow, là hai trường rất lớn và danh giá của LX cũ. Tuy nhiên search Google thì có thông tin ông học trường Đại học tổng hợp Kishinhov (KGU) ở Mondovia, một nước cộng hoà nhỏ của LX. Thông tin ở đây cho biết ông học ngành toán ứng dụng, còn trên Wikipedia nói ông học toán kinh tế.
Một điểm chưa thực sự rõ là ông Bình tốt nghiệp KGU với bằng gì. Theo lý lịch chính thức thì ông có bằng tiến sĩ khoa học, đây là bằng docktor nayuk của LX cũ. Bằng này cao hơn bằng kandidate nayuk (phó tiến sĩ trước đây, bây giờ gọi chung là tiến sĩ). Những ai đã từng học ở LX cũ chắc chắn biến lấy bằng tiến sĩ khoa học rất khó, ngay cả sau này trong giai đoạn lộn xộn LX sụp đổ trong thập kỷ 1990. Nếu ông Bình lấy bằng tiến sĩ khoa học (doctor nayuk) vào năm 1986 mà ông chỉ bắt đầu sang KGU học từ năm 1981 có thể nói là một kỳ tích hiếm ai làm được. Tuy nhiên cả thông tin từ website của hội sinh viên KGU lẫn chính lời ông Bình ("Tôi đã gắn bó với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong toàn bộ quá trình công tác của mình kể từ khi tốt nghiệp đại học") cho thấy ông chỉ tốt nghiệp đại học tại KGU năm 1986. Vậy ông lấy bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ năm nào, ở đâu, chuyên ngành gì?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961 năm 1981 vào học ở KGU vậy từ năm 17 tuổi (tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm hồi đó) đến năm 20 tuổi ông ở đâu, làm gì? Đi nghĩa vụ quân sự? Học một trường đại học/trung cấp nào đó ở VN hay một nước nào khác? Giai đoạn 1978-1981 VN có chiến tranh ở Campuchia và biên giới với TQ, thanh niên tốt nghiệp phổ thông thời đó nếu không thi đậu đại học phần lớn sẽ vào lính ra chiến trường. Tiểu sử của ông Bình không thấy nói đã từng phục vụ trong quân đội, mà cũng không học đại học trong 3 năm đó vậy ông Bình thuộc diện nào mà được miễn nghĩa vụ quân sự?
Trong bài phỏng vấn ông Bình nói có một giai đoạn ông làm trung gian giữa các lãnh đạo NHNN và phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó kiêm nghiệm chức thống đốc. Thực ra ông Dũng về NHNN (mà nhiều người tin rằng là bước đệm để giúp đưa ông Lê Đức Thúy lên thống đốc) từ tháng 5/1998. Ông Bình đến tháng 11/1998 "được" điều sang làm phó giám đốc chi nhánh HN của NHNN. Như vậy thời gian ông Dũng và ông Bình cùng làm việc chỉ khoảng 5 tháng, chưa kể thời gian làm quen rồi bàn giao, nên không thể nói là nhiều. Một thành tích mà ông Bình khoe là đã tự "chắp bút" một phương án điều hành tỷ giá và phương án đó đã được ông Dũng chọn thay vì những phương án khác của các phòng ban nghiệp vụ (ông Bình làm chánh văn phòng không được coi là một phòng ban nghiệp vụ). Nhưng cũng chính vì "thành tích" này mà ông Bình bị một số lãnh đạo của NHNN lúc đó "tỏ ý không hài lòng", chẳng hiểu có phải vì thế mà ông Bình chỉ ngồi ở vị trí rất thân cận với ông Dũng trong vòng 5 tháng hay không.
Sau khi trở về từ ngân hàng MIB, ông Bình giữ chức vụ Chánh Thanh tra của NHNN từ 2005 đến 2008. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng thương mại VN bùng nổ, tăng trưởng tín dụng có những năm xấp xỉ 50%. Trên thực tế một phần rất lớn tín dụng chảy vào chứng khoán và bất động sản tạo ra bong bóng trong những lĩnh vực này mà hiện nay trở thành vấn nạn nợ xấu mà ông Bình đang loay hoay tìm cách xử lý. Trên cương vị Chánh Thanh tra lúc đó, nếu ông Bình mạnh tay với các ngân hàng, sớm phát hiện ra những thủ thuật như tuồn tín dụng cho các công ty sân sau, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thổi giá trị tài sản thế chấp... thì có lẽ hệ thống ngân hàng đã không tệ như hiện tại. Tất nhiên việc phát hiện sai phạm trong giới ngân hàng không hề dễ, nhưng dù sao Chánh Thanh tra phải chịu trách nhiệm nếu đã để các ngân hàng qua mặt. Nhưng tôi biết đòi hỏi "chịu trách nhiệm" trong hệ thống chính trị VN là một điều khá xa xỉ.
Disclaimer: Tôi chưa từng gặp ông Nguyễn Văn Bình và không có bất kỳ quyền lợi hay interest nào ở NHNN, ngoại trừ mong muốn nó tốt lên. Tôi viết bài phân tích này với tư cách một người ngoài cuộc có chút chuyên môn (và cặp mắt "cú vọ" :-)) nhân đọc bài phỏng vấn có tính chất PR của ông Bình. Thông tin sử dụng trong bài này lấy từ các websites có links bên trên vào thời điểm tháng 2/2013.
Hỏi trên G+ hôm trước hôm sau đã có mấy bạn cung cấp thông tin, social network quả là lợi hại :-) Thông tin đầu tiên về MIB hoá ra lại ở trên chính website của NHNN. Theo link này MIB (và MBES) là ngân hàng được thành lập trong khuôn khổ Comecon giữa các nước trong khối XNCH từ những năm 1960-1970. Tất nhiên "ngân hàng" ở thời đó khác rất xa những ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu có tính chất giúp đỡ, tương trợ chứ không vì mục đích kinh doanh. Sau khi khối XHCN (ở Đông Âu) sụp đổ và Comecon tan rã, cả MIB (lẫn MBES) đều phải loay hoay tìm đường cải tổ. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để hai ngân hàng này còn tồn tại là trên danh nghĩa một số nước XHCN trước đây vẫn còn nợ nên phải có người tiếp quản xử lý số nợ tồn đọng đó. Tôi sẽ phân tích kỹ thêm chi tiết này nhưng trước hết có một điểm thú vị liên quan đến trang web có thông tin về MIB và MBIS nói trên.
Khi click trực tiếp link thì có vẻ phần highlight ở menu bên trái cho thấy nó phải nằm trong mục "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế". Một bản tin năm 2008 và một bản tin khác năm 2010 của chính NHNN cũng xếp MIB/MBES tương đương với IMF/WB/ADB như là những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Nhưng nếu bạn click thẳng vào menu này thì bạn không thể tìm được trang về MIB và MBES mà chỉ có link đến IMF, WB, ADB. Như vậy có lẽ trang về MIB/MBES trước đây nằm trong menu "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế" nhưng bây giờ đã bị xóa. Tìm kỹ hơn thì hóa ra trang này hiện giờ được chuyển sang menu "Quan hệ song phương", được giấu khá kỹ trong danh sách các nước có quan hệ song phương với NHNN. Có lẽ MIB/MBES bị "downgrade" khoảng năm 2009-2010, khi mà Báo cáo thường niên của NHNN không còn nhắc đến 2 tổ chức này như những năm trước nữa. Tại sao MIB/MBES lại bị "downgrade" như vậy? Có phải NHNN muốn thông tin về 2 tổ chức này bị quên lãng dần đi không?
Thông tin thứ hai mà một bạn cung cấp cho tôi trên G+ là link đến chính website của ngân hàng MIB hiện tại. Chữ MIB là viết tắt tiếng Nga, còn tên tiếng Anh là International Investment Bank. Ngân hàng này có status tương tự như WB, nghĩa là một ngân hàng quốc tế có cổ phần đóng góp từ các nước thành viên. Hiện tại MIB chỉ còn Nga, Ba lan, Hungari, Bungari, Mông cổ, Cu ba, Rumani, Sec, Slovakia, và VN. Theo báo cáo tài chính cuối cùng năm 2011 (bản tiếng Anh) Nga nắm 44.7% cổ phần, VN chỉ có 0.327% thấp nhất trong số các thành viên (sau cả Mông cổ, Cu ba). Vốn điều lệ của ngân hàng này là 1.3 tỷ Euro, tuy nhiên cho đến cuối năm 2011 các cổ đông mới chỉ đóng góp vào 214.5 triệu Euro (tôi nghi đây là chuyển đổi từ tiền rúp của LX cũ). Mặc dù ngân hàng này được phép huy động vốn từ các nguồn khác như trái phiếu, tiền gửi của khách hàng..., trong 3 năm liên tục từ 2009 đến 2011 tất cả các thể loại liabilities của nó chỉ quanh quẩn 8-9 triệu Euro. Hệ quả là tổng tài sản không tăng, thậm chí giảm, nếu không tính phần revaluation tài sản cố định và bất động sản.
Đến cuối năm 2011 trong số tổng tài sản 350 triệu Euro ngân hàng này có đến 130 triệu cash hoặc bank deposits, nghĩa là 1/3 tài sản chẳng được đầu tư gì mà để không hoặc gửi các ngân hàng khác lấy lãi. Hơn 50 triệu Euro được đầu tư vào bất động sản, gần 50 triệu nữa là tài sản cố định. Hơn 68 triệu đầu tư vào các loại trái phiếu, một nửa là trái phiếu chính phủ của các thành viên còn lại là trái phiếu doanh nghiệp. Khoảng hơn 2 triệu Euro nữa đầu tư vào cổ phiếu. Số tiền thực sự cho khách hàng vay chỉ là 50 triệu Euro mà lại có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (xem kỹ trong footnote hoá ra đây là net amount, tổng số tiền MIB cho khách hàng vay đến cuối năm 2011 là 125 triệu Euro, trong đó có hơn 74 triệu đã bị coi là NPL, nghĩa là tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 60%). Với cơ cấu tài sản như vậy có thể nói ngân hàng này thực chất chỉ là một quĩ đầu tư cỡ trung bình (chỉ một quĩ con của Vinacapital cũng có thể có NAV lớn hơn 350 triệu Euro). Tôi cho rằng đa số tài sản là phần rơi rớt lại từ thời Comecon, trong đó Cu ba có một số nợ xấu khá lớn.
Rất tiếc website của MIB không cung cấp báo cáo tài chính những năm ông Bình còn làm việc ở đó. Nhưng không khó để đoán hoạt động của MIB lúc đó cũng không khác hiện tại là mấy, nghĩa là chủ yếu quản lý số tài sản do các nước Comecon cũ còn nợ. Hoạt động kinh doanh, đầu tư hầu như không đáng kể. Các board member của MIB có lẽ chỉ là đại điện cho các quốc gia thành viên, chủ yếu đi đòi nợ xấu từ thời XHCN. Nếu (thời ông Bình) có các cố gắng cải tổ lại MIB thành một ngân hàng đầu tư quốc tế như website NHNN cho biết thì các cố gắng đó dường như đã thất bại. Ông Bình được làm phó chủ tịch rồi quyền chủ tịch trong khi VN chỉ có 0.327% cổ phần cho thấy các nước khác không coi trọng vai trò (và lợi ích) của ngân hàng này.
Số cổ phần ít ỏi của VN chỉ tương được với 700 nghìn Euro vốn góp, hoặc hơn 1 triệu Euro vốn chủ sở hữu trên sổ sách. Phần lợi nhuận trên sổ sách năm 2011 mà phía VN được hưởng (1.65 triệu x 0.327%) chỉ hơn 5000 Euro mà chưa chắc sẽ được MIB chia (thực tế MIB có cash flow âm trong năm 2011 và không chia dividend). Như vậy đóng góp của ngân hàng này vào ngân sách VN (nếu có) thậm chí còn nhỏ hơn của một công ty nhỏ ở VN (5000 Euro chỉ tương đương gần 140 triệu VND). Nếu tôi là ông Bình tôi sẽ đề nghị chính phủ "biếu không" phần sở hữu của VN cho Cuba để giúp người bạn cũ này trong lúc khốn khó, vừa đỡ cứ vài năm lại phải cử một cán bộ sang Nga tham gia quản lý MIB (hiện tại đại diện cho VN trong board là bà Thinh Thi Hong). Với một ngân hàng như vậy tôi không nghĩ ông Bình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và chuyên môn ngân hàng, nhất là chuyên môn về ngân hàng trung ương, kể cả khi đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch. Đây là một mục trong CV mà đáng ra ông Bình không nên tự hào và đem ra PR cho mình như vậy.
Ông Bình xuất thân từ vụ Kinh tế đối ngoại (sau này chuyển thành vụ Quan hệ quốc tế phụ trách các hoạt động liên quan đến IMF/WB/ADB/MIB/MBES) nên có thể hiểu tại sao ông lại được lãnh đạo NHNN cử đi Nga tham gia vào board của MIB, một tổ chức đã từng được coi ngang hàng với IMF/WB/ADB. Ông Bình được cử đi Nga có lẽ còn vì ông đã từng học ở Nga. Xem tiểu sử chính thức thấy học vị của ông là Tiến sĩ khoa học, không thấy ghi ngành gì. Tiểu sử trên Wikipedia của ông ghi "Từ 1981-1986, ông Bình học Đại học Toán Kinh tế- Ứng dụng tại Trường Đại học Tổng hợp tại Liên Xô (cũ), tốt nghiệp tại đây với bằng tiến sĩ", không thấy tên trường. Lúc đầu tôi nghĩ ông học MGU (vẫn thường biết đến ở VN với cái tên Lomonosov) hoặc có thể Plekhanov ở Moscow, là hai trường rất lớn và danh giá của LX cũ. Tuy nhiên search Google thì có thông tin ông học trường Đại học tổng hợp Kishinhov (KGU) ở Mondovia, một nước cộng hoà nhỏ của LX. Thông tin ở đây cho biết ông học ngành toán ứng dụng, còn trên Wikipedia nói ông học toán kinh tế.
Một điểm chưa thực sự rõ là ông Bình tốt nghiệp KGU với bằng gì. Theo lý lịch chính thức thì ông có bằng tiến sĩ khoa học, đây là bằng docktor nayuk của LX cũ. Bằng này cao hơn bằng kandidate nayuk (phó tiến sĩ trước đây, bây giờ gọi chung là tiến sĩ). Những ai đã từng học ở LX cũ chắc chắn biến lấy bằng tiến sĩ khoa học rất khó, ngay cả sau này trong giai đoạn lộn xộn LX sụp đổ trong thập kỷ 1990. Nếu ông Bình lấy bằng tiến sĩ khoa học (doctor nayuk) vào năm 1986 mà ông chỉ bắt đầu sang KGU học từ năm 1981 có thể nói là một kỳ tích hiếm ai làm được. Tuy nhiên cả thông tin từ website của hội sinh viên KGU lẫn chính lời ông Bình ("Tôi đã gắn bó với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong toàn bộ quá trình công tác của mình kể từ khi tốt nghiệp đại học") cho thấy ông chỉ tốt nghiệp đại học tại KGU năm 1986. Vậy ông lấy bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ năm nào, ở đâu, chuyên ngành gì?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961 năm 1981 vào học ở KGU vậy từ năm 17 tuổi (tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm hồi đó) đến năm 20 tuổi ông ở đâu, làm gì? Đi nghĩa vụ quân sự? Học một trường đại học/trung cấp nào đó ở VN hay một nước nào khác? Giai đoạn 1978-1981 VN có chiến tranh ở Campuchia và biên giới với TQ, thanh niên tốt nghiệp phổ thông thời đó nếu không thi đậu đại học phần lớn sẽ vào lính ra chiến trường. Tiểu sử của ông Bình không thấy nói đã từng phục vụ trong quân đội, mà cũng không học đại học trong 3 năm đó vậy ông Bình thuộc diện nào mà được miễn nghĩa vụ quân sự?
Trong bài phỏng vấn ông Bình nói có một giai đoạn ông làm trung gian giữa các lãnh đạo NHNN và phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó kiêm nghiệm chức thống đốc. Thực ra ông Dũng về NHNN (mà nhiều người tin rằng là bước đệm để giúp đưa ông Lê Đức Thúy lên thống đốc) từ tháng 5/1998. Ông Bình đến tháng 11/1998 "được" điều sang làm phó giám đốc chi nhánh HN của NHNN. Như vậy thời gian ông Dũng và ông Bình cùng làm việc chỉ khoảng 5 tháng, chưa kể thời gian làm quen rồi bàn giao, nên không thể nói là nhiều. Một thành tích mà ông Bình khoe là đã tự "chắp bút" một phương án điều hành tỷ giá và phương án đó đã được ông Dũng chọn thay vì những phương án khác của các phòng ban nghiệp vụ (ông Bình làm chánh văn phòng không được coi là một phòng ban nghiệp vụ). Nhưng cũng chính vì "thành tích" này mà ông Bình bị một số lãnh đạo của NHNN lúc đó "tỏ ý không hài lòng", chẳng hiểu có phải vì thế mà ông Bình chỉ ngồi ở vị trí rất thân cận với ông Dũng trong vòng 5 tháng hay không.
Sau khi trở về từ ngân hàng MIB, ông Bình giữ chức vụ Chánh Thanh tra của NHNN từ 2005 đến 2008. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng thương mại VN bùng nổ, tăng trưởng tín dụng có những năm xấp xỉ 50%. Trên thực tế một phần rất lớn tín dụng chảy vào chứng khoán và bất động sản tạo ra bong bóng trong những lĩnh vực này mà hiện nay trở thành vấn nạn nợ xấu mà ông Bình đang loay hoay tìm cách xử lý. Trên cương vị Chánh Thanh tra lúc đó, nếu ông Bình mạnh tay với các ngân hàng, sớm phát hiện ra những thủ thuật như tuồn tín dụng cho các công ty sân sau, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thổi giá trị tài sản thế chấp... thì có lẽ hệ thống ngân hàng đã không tệ như hiện tại. Tất nhiên việc phát hiện sai phạm trong giới ngân hàng không hề dễ, nhưng dù sao Chánh Thanh tra phải chịu trách nhiệm nếu đã để các ngân hàng qua mặt. Nhưng tôi biết đòi hỏi "chịu trách nhiệm" trong hệ thống chính trị VN là một điều khá xa xỉ.
Disclaimer: Tôi chưa từng gặp ông Nguyễn Văn Bình và không có bất kỳ quyền lợi hay interest nào ở NHNN, ngoại trừ mong muốn nó tốt lên. Tôi viết bài phân tích này với tư cách một người ngoài cuộc có chút chuyên môn (và cặp mắt "cú vọ" :-)) nhân đọc bài phỏng vấn có tính chất PR của ông Bình. Thông tin sử dụng trong bài này lấy từ các websites có links bên trên vào thời điểm tháng 2/2013.
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012
Note 11/7/2012.
Comment của bác Lý Toét trong Blog BS Hồ Hải.
Những lời rỉ tai mãi cũng có tác dụng, blog quanlambao là một thí dụ. Những thông tin trong blog này ở trong Nam thì xem có vẻ "cung đình" nhưng nó thể nghe đầy tai ở những quán nước chè chén thuốc lào trên vỉa hè Hà Nội.
Đã là thông tin mật thì không thể thoát ra ngoài. VN là một cường quốc tình báo. Nhờ tình báo tốt hơn mà chiếm được miền nam.
Blog quanlambao nhắm tới đối tượng là đương kim thủ tướng không hiểu có dụng ý gì? Với những người hiểu biết thì Thủ tướng chính phủ chỉ là người thay mặt Trung ương đảng đứng ra điều hành nội các, còn những quyết định của Thủ tướng phải được toàn bộ Bộ Chính trị thông qua hoặc ít nhất là Thường trực BCT.
Cho nên nói cá nhân ngài Thủ tướng chịu trách nhiệm về những sự vệc xảy ra vừa qua là không hiểu biết về chính trị VN hoặc cố ý đánh lận con đen.
Bản tin úp úp mở mở của quanlambao làm xôn xao dư luận gần đây đề cập đến một báo cáo về TTCK VN. Thực ra không có gì mới, cũng giống như kinh tế VN tăng trưởng không có nền tảng, TTCK VN là nơi thể hiện mạnh mẽ nhất biểu hiện của bong bóng thị trường.
Thị trường chứng khoán VN từ lâu là chốn lừa đảo, được bộ máy tuyên truyền thổi phồng nên một bong bóng và nó đã thực sự xẹp vào năm 2007.
Do không chịu thuế thặng dư vốn mà những người sáng lập đã kiếm được hàng chục lần số vốn bỏ ra ban đầu.
Những công ty thực sự kiếm được lợi nhuận siêu ngạch nhờ chính sách như là xăng dầu cũng không được công chúng mặn mà vì ban lãnh đạo chỉ trích cổ tức nhỉnh hơn hoặc bằng với lãi ngân hàng, phần lợi tức lớn hơn nhiều họ đã rút ra bằng các thủ thuật kế toán.
Các công ty trên sàn tăng trưởng ảo như vậy làm sao thu hút được vốn, sống được đã là may.
Đấy là tại VN. Còn trên thế giới thì sao. Sàn LME London danh bất hư truyền giao dịch kim loại của thế giới được người Tàu mua lại với giá 2 tỷ đô, gấp 160 lần trị giá vốn hóa của LME và gấp 60 lần giá bỏ thầu của một công ty bên Mỹ. Con số đó cho thấy các công ty tài chính hiện rẻ rúng như thế nào.
Các công ty chứng khoán ở VN là những ai - là của những ngân hàng. Cái thời họ thổi bong bóng, họ vừa là khách hàng lớn (tay to) của CTCK bạn họ vừa tranh mua với khách hàng nhỏ lẻ để thổi giá chứng khoán lên với tốc độ kịch trần mỗi ngày.
Công ty quản lý vốn nhà nước SCIC cũng kiếm được trong thời kỳ này. Khi TTCK đi xuống, họ là người tung tiền vào vực TTCK đi lên lay lắt cho đến ngày hôm nay.
Nay, các ngân hàng vướng vào khoản nợ xấu. Có thể đây là dịp để họ thanh lý môn hộ, đưa các khoản nợ thối vào các CTCK rồi sau đó tuyên bố phá sản.
Chỉ có thể là: Lạm phát đang ở phía trước.
------------------------------------------------------------------
Nói về lạm phát và tăng trưởng tín dụng:
Về lý thuyết thì cứ 1 đồng tín dụng được tăng lên, nếu không có 1 đồng tiết kiệm nhảy vào tương ứng thì XH có thêm 1 đồng tiền. Điều này thì kinh tế đương đại ở bất kỳ nước nào cũng hoạt động như vậy do tiền không còn được đảm bảo bằng vàng hay vật chất, mà chỉ là nợ của chính phủ.
Vấn đề này nếu trong 1 nền kinh tế cân bằng sẽ là động lực cho sản xuất và phát triển. Nền kinh tế cân bằng có thể hiểu là nền kinh tế mà tăng trưởng hàng hóa + dịch vụ gần bằng tăng trưởng tín dụng, dẫn đến lượng tiền tăng lên gần tương đương với lượng hàng có thêm, và điều này tuyệt vời khi lạm phát khoảng 1-2% 1 năm.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng đối với VN hiện giờ không phải là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu, mà nó là ở tăng trưởng sản xuất thực sự là bao nhiêu cộng với cái đống nợ xấu và cộng hưởng từ bội chi ngân sách. Tăng trưởng sản xuất thực sự thì có thể thấy rất cao từ số liệu 30% DN giải thể, phá sản. Cái đống nợ xấu cũng phần lớn nằm ở chứng khoán và BDS, là 2 loại tài sản hầu như không có thanh khoản trong thời điểm này, và có thể là trong vài ba năm tới. Tăng trưởng tín dụng mười mấy % đó, có vẻ lại chảy vào BDS với hi vọng cải thiện thanh khoản cho đám này. Tuy nhiên thì có vẻ như các chiêu "kích", "khích" này nọ đều không có tác dụng. Do không có thanh khoản, nên không thể giải quyết nợ xấu bằng việc xử lý tài sản, buộc nhà nước trước hay sau gì cũng phải dùng ngân sách để thanh lý nợ. Ngân sách từ đâu ra? Có 2 nguồn để lấy tiền cho việc này: bán trái phiếu chính phủ, tận thu thuế và in thêm tiền. Dù có là nguồn nào đi nữa thì cũng phải trả lại bằng lạm phát (chính là thuế) cho toàn bộ 90 triệu dân. Cái đám tài sản thế chấp từ nợ xấu như vậy sẽ bị quốc hữu hóa, sau đó lại trao lại cho các DNNN để kinh doanh kiếm "lời". Những ai khôn ngoan và có điều kiện, có thể mua lại thứ tài sản sau khi đã làm "sạch" này với giá "nhà nước quy định". Vừa thoát nợ, vừa có cơ hội kiếm tiền, quả là 1 xã hội đáng sống.
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
Thấy gì từ CPI âm?
Lạm phát giảm do sức mua của dân kiệt quệ
Giảm phát, giảm cầu nhưng rồi GDP vẫn tăng trưởng. Nếu giảm phát đến là do các chính sách của nhà nước nhằm hạ nhiệt lạm phát thì đó là điều tốt, còn nếu không phải như vậy thì đó là dấu hiệu suy vong kinh tế. Giảm phát do kiệt quệ sức mua, thất nghiệp do mất việc làm, sản xuất sụp đổ nghĩa là kinh tế sụp đổ chứ có gì đâu.
Bài toán 90 người ăn 10 con gà lúc này mới lộ ra, còn nhiều chuyện hay ho nữa đây. Hậu quả của việc giảm phát kiểu này là: 1/ Rất khó vực dậy sản xuất để giúp tăng thu nhập và giải quyết việc làm, 2/ cùng với việc khó vực dậy sản xuất + sức mua ngày càng giảm sẽ tạo ra vòng xoáy suy thoái. 3/ Điểm kết thúc của vòng xoáy suy thoái là hàng hóa khan hiếm trầm trọng, đồng tiền sụp đổ do lượng tiền có nhiều hơn lượng hàng rất nhiều lần, đó là lúc xóa bàn cờ làm lại ván mới.
Tuy nhiên, do ta còn nhiều USD, nên nhập khẩu hàng TQ giá rẻ về bán thì có lẽ vẫn cầm cự được, cơ hội làm giàu là đây.
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
Người Việt càng ăn xài thì càng giàu???
Người Việt càng ăn xài thì càng giàu
Trình độ phân tích thế này mà cũng được đăng lên báo. Thật ngán ngẩm với đội ngũ làm báo của VN ta.
Để hiểu rõ nền kinh tế VN, cần có sự hiểu biết sâu sắc về phân bố thu nhập, tình trạng tín dụng, chính sách điều hành kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh, hệ thống ngân hàng, khả năng sản xuất sản phẩm độc lập, R&D. bạn MBA gì đó nên tìm hiểu kỹ hơn khi viết bài lên báo nhá.
Trình độ phân tích thế này mà cũng được đăng lên báo. Thật ngán ngẩm với đội ngũ làm báo của VN ta.
Câu chuyện GDP của ta là 1 câu chuyện rất phức tạp. Một nền kinh tế với tín dụng đen, giao dịch tiền mặt, buôn lậu tràn lan, trốn thuế phổ biến, thì tất cả sự thống kê đều có sai số cực lớn.Tôi còn nhớ bài phát biểu của GS. Morris Kotler năm 2008, khi ông phân tích rõ động lực tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc vào ba yếu tố: nguồn vốn đầu tư (Capital) + cải thiện năng suất lao động (Labor efficiency) + cải tiến công nghệ (Innovation).
Trong ba yếu tố này thì tăng trưởng của Việt Nam dựa vào hơn 90% yếu tố đầu tiên (vốn đầu tư), khi những năm 2006 - 2008 sự bùng nổ của chứng khoán và bất động sản kéo theo số vốn FDI lên đến 100% GDP của Việt Nam.
Điều đó dễ dàng giải thích vì sao khi nguồn vốn mới giảm mạnh, tăng trưởng của Việt Nam khó gượng dậy vì hai động lực tăng trưởng còn lại đều là những yếu tố mang tính dài hạn, không thể bỗng chốc cải thiện được ngay.
Bây giờ ta trở về với phương trình vĩ mô kinh điển và cơ bản: GDP = C + I + G + (Ex-Imp).Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội
C: tiêu dùng cá nhân
I: tổng đầu tư
G: chi tiêu Chính phủ
Ex: xuất khẩu
Imp: nhập khẩu
Chúng ta hãy cùng phân tích để tìm động lực phát triển kinh tế nước nhà.
1. Chữ I (tổng đầu tư)Chữ "I" như đã nói ở trên nay "đuối" rồi, vốn ngoại giảm, tín dụng "thắt", ai cũng "kẹt" (hoặc bị "kẹp"). Tuy nhiên sự đáng lo là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI (Return On Investment), cái "roi" nó "đánh" chữ I.
Nếu như nguồn vốn ngoại trong 3 năm qua + tăng trưởng tín dụng chóng mặt (>30% những năm 2006-2010) thì với ROI "khả dĩ" 5% - 7%/năm thì chúng ta đâu đến nỗi chật vật với cái tỷ lệ tăng trưởng 4.5% của quý I.
Vậy tiền đi về đâu? Đầu tư vào cái gì? Hầu hết đầu tư vào bất động sản và hạ tầng, những thứ một khi đã "tắc" là "chết".
2. Chữ G (chi tiêu Chính phủ)Nhìn vào chữ G càng đáng lo hơn. "Bẫy" GDP là ở đây. Khi Chính phủ bỏ tiền ra xây một con đường thì số tiền X được ghi nhận vào GDP. Vài tháng sau đường ngập phải đôn lên vài chục cm, ghi nhận X+ vào GDP.
Nửa năm sau sụt lún, nứt, ổ voi, hố từ thần, sửa, lại cộng X++ vào GDP. Một năm sau ông ống nước, ông nhà đèn, bứng toàn bộ lên cho thêm mấy cái ống vào, phải làm lại toàn bộ mặt đường, lại X++++ thêm vào GDP...Cứ như thế một đoạn đường giá trị đã tăng lên gấp n lần và "đóng góp tích cực" vào GDP nước nhà.
Rồi một dự án khác ngốn đến tiền tỷ USD trong chục năm qua tại thành phố là dự án đào đường lắp cống...
Tuy nhiên cái khả năng hủy hoại tiểu thủ thương nghiệp địa phương thì vô song, từ các cửa hàng mặt tiền tại các quận sầm uất nhất sa sút, rồi đóng cửa, đổi chủ đến giao thông tắc nghẽn... cái chi phí này ko biết "hạch toán" vào đâu? Thực tế về phía cạnh "đầu tư" thì chi phí cơ hội này là chi phí trực tiếp của dự án, nếu tính thế thì sẽ dễ hiểu cái ROI của chữ I nhà ta.
Một đề án "cải cách chương trình giáo dục" ngốn hết 1 tỷ USD để rồi sách giáo khoa càng ngày càng "to", càng "dày", con cái nhà ta càng khổ, mà đã "khổ" thì làm sao mà "khôn"?
Ấy thế nên nhiều phụ huynh phải giẫm đạp nhau cho con vào trường quốc tế, trường tư, thực nghiệm... chả biết thế nào nhưng ít ra "đỡ khổ".
3. Chữ "Ex" chữ "Imp" (xuất nhập khẩu)Cái này thì khỏi bàn vì ai cũng biết cán cân thương mại chúng ta "lệch" cỡ nào. Gần đây thâm hụt "giảm", chẳng qua vì hết tiền mua ôtô - ipad - vàng nên nhập siêu giảm thôi. Chứ cái Ex thì tăng trưởng chậm lại thấy rõ mà!
4. Chữ C (tiêu dùng cá nhân) - niềm hy vọng lớnChữ C có lẽ là hy vọng cuối lớn lao. Hơn 80 triệu người, 80 triệu cái miệng ăn, tuyệt vời hơn (so với cả các nước phương Tây) là 80 triệu miệng ăn này há ra chưa "mắc quai (nợ)" nhiều.
Tỷ lệ nợ trên mỗi cá nhân Việt Nam thấp thế nào ai cũng biết, tỷ lệ tiết kiệm (saving), đặc biệt bằng "đô" - bằng "vàng" là 1 khối tài sản khổng lồ không ai biết rõ bao nhiêu, chỉ biết là nhiều, nhiều lắm!
Có lẽ hy vọng bây giờ là khiến 80 triệu người dân Việt Nam móc túi ra tiêu, rồi lại làm, rồi lại tiêu, cứ thế là giàu thôi. Nghe có vẻ lạ, càng "ăn" càng "xài" càng giàu! Nhưng nó là quy luật phát triển tất yếu của nền kinh tế.
Để hiểu rõ nền kinh tế VN, cần có sự hiểu biết sâu sắc về phân bố thu nhập, tình trạng tín dụng, chính sách điều hành kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh, hệ thống ngân hàng, khả năng sản xuất sản phẩm độc lập, R&D. bạn MBA gì đó nên tìm hiểu kỹ hơn khi viết bài lên báo nhá.
Qatar đổi dầu mỏ lấy giáo dục
Qatar đổi dầu mỏ lấy giáo dục
Người đàn bà thép Myanma, hoàng thân Sheikh Abdulla bin Ali Al-Thani của Qatar xứng đáng là những vị anh hùng dân tộc.
Họ, là những người xuất phát từ tầng lớp quý tộc với sự nhận thức về nhân bản đầy đủ, không có nhiều tham vọng về của cải, quyền lực (do họ đã dư thừa). Chỉ những tầng lớp như vậy mới có đủ sáng suốt và lòng vị tha cho nhân dân, có đủ tâm huyết để phát triển dân tộc.
Quay lại sử ta, hầu hết các vị anh hùng dân tộc Việt cũng là xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Sự trùng lặp thú vị, nhưng đó là quy luật. Khi những tầng lớp thiếu hiểu biết nắm quyền lực, họ sẽ vì sự mặc cảm tự ti mà làm hại cho cả dân tộc. Hãy tin tôi đi.
Nếu chúng ta vẫn thực sự có niềm tự hào dân tộc, có tâm huyết xây dựng Việt Nam hùng cường như vẫn tuyên truyền, thì hãy để tầng lớp quý tộc lãnh đạo đất nước.
Người đàn bà thép Myanma, hoàng thân Sheikh Abdulla bin Ali Al-Thani của Qatar xứng đáng là những vị anh hùng dân tộc.
Họ, là những người xuất phát từ tầng lớp quý tộc với sự nhận thức về nhân bản đầy đủ, không có nhiều tham vọng về của cải, quyền lực (do họ đã dư thừa). Chỉ những tầng lớp như vậy mới có đủ sáng suốt và lòng vị tha cho nhân dân, có đủ tâm huyết để phát triển dân tộc.
Quay lại sử ta, hầu hết các vị anh hùng dân tộc Việt cũng là xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Sự trùng lặp thú vị, nhưng đó là quy luật. Khi những tầng lớp thiếu hiểu biết nắm quyền lực, họ sẽ vì sự mặc cảm tự ti mà làm hại cho cả dân tộc. Hãy tin tôi đi.
Nếu chúng ta vẫn thực sự có niềm tự hào dân tộc, có tâm huyết xây dựng Việt Nam hùng cường như vẫn tuyên truyền, thì hãy để tầng lớp quý tộc lãnh đạo đất nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)