Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa quần đảo), bao gồm các đảo và các bãi đá ngầm. Bãi đá ngầm không được xem là lãnh thổ nên chỉ tính đến 10 đảo lớn. Về nguyên tắc, VN kế thừa chủ quyền toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo tinh thần của Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: Pháp công nhận VN là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Nhóm Croissant (Nguyệt Thiềm) ở phía Tây gồm 5 đảo do VNCH quản lý, gồm:
Quang Hòa (Duncan),
Duy Mộng (Drummond),
Cam Tuyền (Robert),
Vĩnh Lạc (Money aka Kim Ngân) và
Hoàng Sa (Pattle)
Trước 1974, lực lượng của quân lực VNCH trên đảo chỉ bao gồm 1 Trung đội địa phương quân, luân chuyển mỗi 6 tháng. Trung đội này thuộc Tiểu khu Quảng Nam, đóng quân trên đảo Hoàng Sa cùng với một toán khí tượng thuộc dân sự.
Như nhiều người đã biết, trước khi trở thành Bên Thua Cuộc, VNCH đã không giữ được nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Đáng tiếc là, Chính phủ Hà Nội (VN Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã xem việc Trung Quốc chiếm phần còn lại của Hoàng Sa như là việc của người dưng.
Năm 1956, nhân lúc VNCH đang ổn định chính quyền, Trung Quốc chiếm 5 đảo thuộc nhóm Amphitrite. Nghĩa là TQ chiếm 1/2 quần đảo Hoàng Sa thuộc nhóm đảo Amphitrite 7 năm sau ngày họ chiếm trọn chính quyền từ tay Quốc dân đảng.
Nhóm Amphitrite (An Vĩnh) ở phía Đông gồm 5 đảo
Tây Sa Châu (West Sand),
Triệu Thuật (Tree Island),
Vĩnh Hưng (Phú Lâm aka Woody Island),
Thạch Đảo (Rocky Island) và
Đông Đảo (Lincoln Island)
Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm (*) công nhận tuyên bố ngày 4/9/1958 về chủ quyền lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc (**) trong đó có nhiều điều trên thực tế là vu khống.
Chú thích:
Công hàm 14/9/1958
(**) Tuyên bố 4/9/1958
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm
phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài
khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác
bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu ở eo biển Đài Loan), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường
thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và
các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn
bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo
ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn
bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các
đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là
vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản,
kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo
Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và
đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có
sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa, tất
cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm
nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận
này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận
Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của
Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa
(4) Ðiều (2) và
(3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận,
quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần
đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung
Quốc.
Ðài Loan và Bành Hồ
hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp
pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân
Trung hoa. Ðài Loan và Bành Hồ
đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung hoa có
quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất
này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào
các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét