Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
Thấy gì từ CPI âm?
Lạm phát giảm do sức mua của dân kiệt quệ
Giảm phát, giảm cầu nhưng rồi GDP vẫn tăng trưởng. Nếu giảm phát đến là do các chính sách của nhà nước nhằm hạ nhiệt lạm phát thì đó là điều tốt, còn nếu không phải như vậy thì đó là dấu hiệu suy vong kinh tế. Giảm phát do kiệt quệ sức mua, thất nghiệp do mất việc làm, sản xuất sụp đổ nghĩa là kinh tế sụp đổ chứ có gì đâu.
Bài toán 90 người ăn 10 con gà lúc này mới lộ ra, còn nhiều chuyện hay ho nữa đây. Hậu quả của việc giảm phát kiểu này là: 1/ Rất khó vực dậy sản xuất để giúp tăng thu nhập và giải quyết việc làm, 2/ cùng với việc khó vực dậy sản xuất + sức mua ngày càng giảm sẽ tạo ra vòng xoáy suy thoái. 3/ Điểm kết thúc của vòng xoáy suy thoái là hàng hóa khan hiếm trầm trọng, đồng tiền sụp đổ do lượng tiền có nhiều hơn lượng hàng rất nhiều lần, đó là lúc xóa bàn cờ làm lại ván mới.
Tuy nhiên, do ta còn nhiều USD, nên nhập khẩu hàng TQ giá rẻ về bán thì có lẽ vẫn cầm cự được, cơ hội làm giàu là đây.
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
Người Việt càng ăn xài thì càng giàu???
Người Việt càng ăn xài thì càng giàu
Trình độ phân tích thế này mà cũng được đăng lên báo. Thật ngán ngẩm với đội ngũ làm báo của VN ta.
Để hiểu rõ nền kinh tế VN, cần có sự hiểu biết sâu sắc về phân bố thu nhập, tình trạng tín dụng, chính sách điều hành kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh, hệ thống ngân hàng, khả năng sản xuất sản phẩm độc lập, R&D. bạn MBA gì đó nên tìm hiểu kỹ hơn khi viết bài lên báo nhá.
Trình độ phân tích thế này mà cũng được đăng lên báo. Thật ngán ngẩm với đội ngũ làm báo của VN ta.
Câu chuyện GDP của ta là 1 câu chuyện rất phức tạp. Một nền kinh tế với tín dụng đen, giao dịch tiền mặt, buôn lậu tràn lan, trốn thuế phổ biến, thì tất cả sự thống kê đều có sai số cực lớn.Tôi còn nhớ bài phát biểu của GS. Morris Kotler năm 2008, khi ông phân tích rõ động lực tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc vào ba yếu tố: nguồn vốn đầu tư (Capital) + cải thiện năng suất lao động (Labor efficiency) + cải tiến công nghệ (Innovation).
Trong ba yếu tố này thì tăng trưởng của Việt Nam dựa vào hơn 90% yếu tố đầu tiên (vốn đầu tư), khi những năm 2006 - 2008 sự bùng nổ của chứng khoán và bất động sản kéo theo số vốn FDI lên đến 100% GDP của Việt Nam.
Điều đó dễ dàng giải thích vì sao khi nguồn vốn mới giảm mạnh, tăng trưởng của Việt Nam khó gượng dậy vì hai động lực tăng trưởng còn lại đều là những yếu tố mang tính dài hạn, không thể bỗng chốc cải thiện được ngay.
Bây giờ ta trở về với phương trình vĩ mô kinh điển và cơ bản: GDP = C + I + G + (Ex-Imp).Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội
C: tiêu dùng cá nhân
I: tổng đầu tư
G: chi tiêu Chính phủ
Ex: xuất khẩu
Imp: nhập khẩu
Chúng ta hãy cùng phân tích để tìm động lực phát triển kinh tế nước nhà.
1. Chữ I (tổng đầu tư)Chữ "I" như đã nói ở trên nay "đuối" rồi, vốn ngoại giảm, tín dụng "thắt", ai cũng "kẹt" (hoặc bị "kẹp"). Tuy nhiên sự đáng lo là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI (Return On Investment), cái "roi" nó "đánh" chữ I.
Nếu như nguồn vốn ngoại trong 3 năm qua + tăng trưởng tín dụng chóng mặt (>30% những năm 2006-2010) thì với ROI "khả dĩ" 5% - 7%/năm thì chúng ta đâu đến nỗi chật vật với cái tỷ lệ tăng trưởng 4.5% của quý I.
Vậy tiền đi về đâu? Đầu tư vào cái gì? Hầu hết đầu tư vào bất động sản và hạ tầng, những thứ một khi đã "tắc" là "chết".
2. Chữ G (chi tiêu Chính phủ)Nhìn vào chữ G càng đáng lo hơn. "Bẫy" GDP là ở đây. Khi Chính phủ bỏ tiền ra xây một con đường thì số tiền X được ghi nhận vào GDP. Vài tháng sau đường ngập phải đôn lên vài chục cm, ghi nhận X+ vào GDP.
Nửa năm sau sụt lún, nứt, ổ voi, hố từ thần, sửa, lại cộng X++ vào GDP. Một năm sau ông ống nước, ông nhà đèn, bứng toàn bộ lên cho thêm mấy cái ống vào, phải làm lại toàn bộ mặt đường, lại X++++ thêm vào GDP...Cứ như thế một đoạn đường giá trị đã tăng lên gấp n lần và "đóng góp tích cực" vào GDP nước nhà.
Rồi một dự án khác ngốn đến tiền tỷ USD trong chục năm qua tại thành phố là dự án đào đường lắp cống...
Tuy nhiên cái khả năng hủy hoại tiểu thủ thương nghiệp địa phương thì vô song, từ các cửa hàng mặt tiền tại các quận sầm uất nhất sa sút, rồi đóng cửa, đổi chủ đến giao thông tắc nghẽn... cái chi phí này ko biết "hạch toán" vào đâu? Thực tế về phía cạnh "đầu tư" thì chi phí cơ hội này là chi phí trực tiếp của dự án, nếu tính thế thì sẽ dễ hiểu cái ROI của chữ I nhà ta.
Một đề án "cải cách chương trình giáo dục" ngốn hết 1 tỷ USD để rồi sách giáo khoa càng ngày càng "to", càng "dày", con cái nhà ta càng khổ, mà đã "khổ" thì làm sao mà "khôn"?
Ấy thế nên nhiều phụ huynh phải giẫm đạp nhau cho con vào trường quốc tế, trường tư, thực nghiệm... chả biết thế nào nhưng ít ra "đỡ khổ".
3. Chữ "Ex" chữ "Imp" (xuất nhập khẩu)Cái này thì khỏi bàn vì ai cũng biết cán cân thương mại chúng ta "lệch" cỡ nào. Gần đây thâm hụt "giảm", chẳng qua vì hết tiền mua ôtô - ipad - vàng nên nhập siêu giảm thôi. Chứ cái Ex thì tăng trưởng chậm lại thấy rõ mà!
4. Chữ C (tiêu dùng cá nhân) - niềm hy vọng lớnChữ C có lẽ là hy vọng cuối lớn lao. Hơn 80 triệu người, 80 triệu cái miệng ăn, tuyệt vời hơn (so với cả các nước phương Tây) là 80 triệu miệng ăn này há ra chưa "mắc quai (nợ)" nhiều.
Tỷ lệ nợ trên mỗi cá nhân Việt Nam thấp thế nào ai cũng biết, tỷ lệ tiết kiệm (saving), đặc biệt bằng "đô" - bằng "vàng" là 1 khối tài sản khổng lồ không ai biết rõ bao nhiêu, chỉ biết là nhiều, nhiều lắm!
Có lẽ hy vọng bây giờ là khiến 80 triệu người dân Việt Nam móc túi ra tiêu, rồi lại làm, rồi lại tiêu, cứ thế là giàu thôi. Nghe có vẻ lạ, càng "ăn" càng "xài" càng giàu! Nhưng nó là quy luật phát triển tất yếu của nền kinh tế.
Để hiểu rõ nền kinh tế VN, cần có sự hiểu biết sâu sắc về phân bố thu nhập, tình trạng tín dụng, chính sách điều hành kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh, hệ thống ngân hàng, khả năng sản xuất sản phẩm độc lập, R&D. bạn MBA gì đó nên tìm hiểu kỹ hơn khi viết bài lên báo nhá.
Qatar đổi dầu mỏ lấy giáo dục
Qatar đổi dầu mỏ lấy giáo dục
Người đàn bà thép Myanma, hoàng thân Sheikh Abdulla bin Ali Al-Thani của Qatar xứng đáng là những vị anh hùng dân tộc.
Họ, là những người xuất phát từ tầng lớp quý tộc với sự nhận thức về nhân bản đầy đủ, không có nhiều tham vọng về của cải, quyền lực (do họ đã dư thừa). Chỉ những tầng lớp như vậy mới có đủ sáng suốt và lòng vị tha cho nhân dân, có đủ tâm huyết để phát triển dân tộc.
Quay lại sử ta, hầu hết các vị anh hùng dân tộc Việt cũng là xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Sự trùng lặp thú vị, nhưng đó là quy luật. Khi những tầng lớp thiếu hiểu biết nắm quyền lực, họ sẽ vì sự mặc cảm tự ti mà làm hại cho cả dân tộc. Hãy tin tôi đi.
Nếu chúng ta vẫn thực sự có niềm tự hào dân tộc, có tâm huyết xây dựng Việt Nam hùng cường như vẫn tuyên truyền, thì hãy để tầng lớp quý tộc lãnh đạo đất nước.
Người đàn bà thép Myanma, hoàng thân Sheikh Abdulla bin Ali Al-Thani của Qatar xứng đáng là những vị anh hùng dân tộc.
Họ, là những người xuất phát từ tầng lớp quý tộc với sự nhận thức về nhân bản đầy đủ, không có nhiều tham vọng về của cải, quyền lực (do họ đã dư thừa). Chỉ những tầng lớp như vậy mới có đủ sáng suốt và lòng vị tha cho nhân dân, có đủ tâm huyết để phát triển dân tộc.
Quay lại sử ta, hầu hết các vị anh hùng dân tộc Việt cũng là xuất thân từ tầng lớp quý tộc.
Sự trùng lặp thú vị, nhưng đó là quy luật. Khi những tầng lớp thiếu hiểu biết nắm quyền lực, họ sẽ vì sự mặc cảm tự ti mà làm hại cho cả dân tộc. Hãy tin tôi đi.
Nếu chúng ta vẫn thực sự có niềm tự hào dân tộc, có tâm huyết xây dựng Việt Nam hùng cường như vẫn tuyên truyền, thì hãy để tầng lớp quý tộc lãnh đạo đất nước.
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
Ai là người cuối cùng gánh nợ xấu?
Gần đây, những khoản nợ mười mấy ngàn tỉ đồng của một ngân hàng nọ đang được không ít tổ chức tín dụng để ý và đánh tiếng. Họ muốn mua lại vì chúng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp là một số khu đất “vàng”, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, căn hộ ở trung tâm một thành phố lớn. Quá trình thảo luận tập trung vào giá khi ngân hàng chủ nợ không muốn bán rẻ, còn bên mua thì yêu cầu chiết khấu càng nhiều càng tốt.
Mờ ảo khối nợ
Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc họp với nhóm 14 ngân hàng thương mại lớn (G-14) vào tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt lên bàn chủ trương thành lập công ty mua bán nợ quốc doanh với số nợ có thể giao dịch lên tới 100.000 tỉ đồng. Chưa rõ thời điểm hoạt động, ai góp vốn và cơ chế giao dịch như thế nào, nhưng chủ trương khai sinh một pháp nhân như vậy cho thấy sự bức thiết phải tháo gỡ ngay khối nợ xấu trong nền kinh tế. Nợ xấu đang gây ách tắc dòng vốn, làm cho các giải pháp về lãi suất mất tác dụng và đặc biệt có thể tác động làm phá sản những doanh nghiệp lớn.
Đáng lo ngại là cho đến nay không có cơ quan quản lý nào công bố chính xác số liệu nợ xấu của doanh nghiệp. Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính chỉ ra các tập đoàn, tổng công ty đang nợ ngân hàng khoảng 415.000 tỉ đồng. Tuy nhiên nợ và nợ quá hạn khác nhau. Tỷ lệ vay nợ cao, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu là thực trạng chung của khối quốc doanh khi mà ngân sách không cấp đủ vốn cho doanh nghiệp, trong khi các tập đoàn “bành trướng” quá nhanh vào nhiều lĩnh vực.
Cơ quan có thể đánh giá tương đối chính xác về nợ và nợ xấu là NHNN. Tiếc rằng tỷ lệ nợ xấu mà NHNN công bố luôn khiến người ta phải hoài nghi. Tỷ lệ nợ xấu gần nhất được NHNN đưa ra là khoảng 3,2-3,6% tổng dư nợ, chênh lệch khá xa mức 13% mà Tổ chức định mức tín nhiệm Fitch công bố năm ngoái. Còn so với mức chừng 10% mà các chuyên gia tài chính khẳng định, nó thấp hơn ba lần.
Hiện tại dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng ước 2,5 triệu tỉ đồng. Giả sử tỷ lệ nợ xấu 10%, nó tương đương 250.000 tỉ đồng hay 12 tỉ đô la Mỹ. Số nợ xấu này hầu như đang nằm im, chỉ nhúc nhích trong một số trường hợp mua bán nợ thành công. Muốn giải quyết nó, trước hết phải làm nó chuyển động. Mặc dù NHNN vừa ban hành Văn bản 2871 ngày 16-5-2012 cho phép các tổ chức tín dụng mua bán nợ, nhưng sự khởi động tỏ ra chậm chạp vì thiếu người khởi xướng.
Cũ và mới
Trong lịch sử non trẻ của ngành ngân hàng, hẳn nhiều người chưa quên giai đoạn sóng gió các vụ án Tamexco, Minh Phụng - Epco. Ngày đó, số nợ xấu của ngân hàng cũng lớn so với tổng dư nợ, nhưng quy mô không thể so với bây giờ. Và cái khác căn bản là giá trị của tài sản thế chấp bất động sản chưa ở mức “bong bóng” như hiện tại.
Tài sản đảm bảo, chủ yếu là đất và quyền sử dụng đất, của Minh Phụng - Epco ở thời điểm thế chấp, đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng 5-6 năm sau đó. “Cơn sốt” bất động sản khi ấy còn sơ khai. Nay thì khác. Giá đất đã tăng chóng mặt trong vòng năm năm qua và dường như thời kỳ đỉnh cao của nó đã qua. Những khu đất được định giá thấp hơn giá thị trường và chỉ được cho vay bằng 50-70% giá trị ở thời điểm vay 3-4 năm trước, hiện khó mà chuyển nhượng bằng với mức định giá của ngân hàng. Sự ì ạch của việc phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn của ngân hàng xuất phát từ đây. Đúng là thủ tục phát mãi phức tạp. Tuy vậy sự phức tạp đó không mang tính quyết định. Người ta e ngại chủ yếu giá chuyển nhượng các tài sản thấp hơn giá trị khoản vay.
Nói ngắn gọn, để thanh lý nợ xấu, phải có ai đó gánh phần lỗ lã, hoặc ngân hàng, hoặc người vay. Tốc độ xử lý nợ phụ thuộc vào mức độ chiết khấu so với giá thị trường. Có những tổ chức “kền kền” sẵn sàng vào cuộc, bởi nghề của họ là đánh hơi các dấu hiệu của “xác chết”.
Có hai cách để thanh lý nợ xấu: thứ nhất là mua đứt bán đoạn trên cơ sở thương lượng giữa các tổ chức “kền kền” và các ngân hàng chủ nợ. Cách này cho kết quả nhanh và dứt điểm. Nó sẽ buộc những ngân hàng bán nợ hạch toán ngay một/nhiều khoản lỗ và dĩ nhiên ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Để “cứu” những ngân hàng lỗ, Nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác phải vào cuộc. Sẽ lại xuất hiện những biện pháp cũ: tái cấp vốn, góp vốn của những ngân hàng khỏe để hỗ trợ, ưu đãi thuế...
Cách thứ hai là Nhà nước bỏ vốn thông qua NHNN vào công ty mua bán nợ và công ty này thông qua mua nợ, trở thành cổ đông của các ngân hàng bán nợ. Khi ngân hàng bán nợ lấy lại phong độ, Nhà nước có thể bán cổ phần của mình, thu hồi vốn. Đây là cách mà nhiều quốc gia đã thực hiện.
Rốt cuộc áp dụng cách nào, Nhà nước, mà ở đây là ngân sách, cũng phải bỏ tiền ra. Từ trường hợp xử lý nợ Vinashin ở Habubank dễ dàng nhận ra ngân sách đã phải bỏ tiền ra thông qua ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm cho SHB; cho trích lập dự phòng nợ Vinashin dần từng năm thay vì tiến hành ngay một lúc theo thông lệ quốc tế; cho phép Vinashin phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh của Chính phủ để trả một phần nợ.
Khi Nhà nước phải bỏ tiền, câu hỏi đi kèm sẽ là ai được hưởng lợi nhiều nhất và liệu có ai phải chịu trách nhiệm về gánh nặng tăng thêm của ngân sách đó không?
Ai sẽ được mua lại nợ xấu?
Về kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nước, nếu xét về động cơ và mục đích, sẽ thấy đây là giải pháp nhằm cứu ngân hàng. Khi một khoản nợ xấu được xử lý, ngân hàng sẽ được lợi nhiều mặt: giảm trích lập dự phòng, bảng cân đối trở nên sạch sẽ, có thêm khoản tiền từ bán nợ... Khi đó, vốn có thể sẽ chảy mạnh hơn ra nền kinh tế, nhưng chảy đi đâu, có chảy vào các dự án “sân sau”, có tiếp tục phát sinh nợ xấu hay không là chuyện của thì tương lai. Vì vậy, nói rằng cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế thông qua việc mua nợ xấu cho các ngân hàng là chuyện... ảo tưởng.
Một vấn đề cũng đáng quan tâm, đó là những ngân hàng nào sẽ nằm trong danh sách được mua lại nợ xấu. Mâu thuẫn là nợ xấu cao chủ yếu ở các ngân hàng nhỏ, năng lực quản lý kém. Hiện nay có khoảng hơn 10 ngân hàng ngưng cho vay mới đều là những ngân hàng nhỏ và yếu, trong khi các ngân hàng lớn đang thừa vốn và sẵn sàng cho vay song lại khó tìm được khách hàng tốt. Do đó, nếu mua nợ xấu của các ngân hàng nhỏ thì thực tế phần giải ngân mới của họ lại không được bao nhiêu. Trong khi đó, đối với các ngân hàng lớn, mạnh thì nợ xấu không phải là rào cản để họ bơm vốn ra thị trường. Vì vậy, mua bán nợ xấu có thể là dịp cho nhóm lợi ích trỗi dậy, tiêu cực sẽ phát sinh.
(Lê Duy Khánh)
|
Còn cân nhắc
Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank, tình hình nợ xấu hiện nay của các ngân hàng thương mại đã khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải đưa ra các liệu pháp điều trị. Thực tế hoạt động mua bán nợ đã có từ trước năm 2000 nhưng do tình hình kinh tế diễn biến tốt, các khoản nợ của ngân hàng cũng trong mức độ cho phép nên vai trò của công ty mua bán nợ chưa được coi trọng. Vì vậy, đa phần các ngân hàng đều có công ty quản lý tài sản có chức năng mua bán nợ nhưng không hoạt động hiệu quả. Còn trong tình hình hiện nay khi nợ xấu đã lên hơn 4% tổng dư nợ trong toàn hệ thống thì các ngân hàng có công ty quản lý tài sản (AMC) với vốn điều lệ chỉ vài trăm tỉ đồng trở lại không thể thực hiện được công việc này đối với ngân hàng mẹ, vì vậy để giải quyết vấn đề nợ của cả ngành ngân hàng thì cần có một công ty chung do NHNN thành lập.
Về việc tham gia vào hoạt động mua bán nợ, ông Phước cho rằng các ngân hàng thương mại cũng sẽ cân nhắc, đàm phán nếu có lợi thì sẽ thực hiện. Với nguồn tiền cho hoạt động này, ông Phước cho rằng NHNN có thể tính toán, nhưng khả năng phát hành trái phiếu là rất lớn, sẽ khó có khả năng NHNN in tiền để thực hiện việc này.
Vấn đề chính là giá
Liên quan đến ý tưởng lập công ty mua bán nợ của NHNN, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông, cho rằng với việc mua bán nợ, vấn đề chính là giá và cũng chưa rõ NHNN sẽ mua nợ nhóm nào, tiêu chí ra sao. Tuy vậy, ông cho rằng khả năng ngân hàng thương mại tham gia vào nhóm đi mua nợ là khó vì hiện nay họ còn phải chống chọi lại các khoản nợ xấu của chính mình.
Không trực tiếp gây ra lạm phát
Ở góc độ một chuyên gia độc lập, ông Vũ Đình Ánh cho rằng việc thành lập công ty mua bán nợ cũng như việc các ngân hàng thương mại chuyển vị trí chủ nợ sang cho NHNN là nhằm làm sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, qua đó góp một phần vào việc khơi thông dòng chảy tín dụng. Tuy vậy, ông Ánh đặt vấn đề là có nên thành lập một công ty hay chỉ là một chương trình nằm trong đề án cơ cấu lại nợ của NHNN vì đây chỉ là một biện pháp tình thế. Việc bỏ ra 100.000 tỉ cho công ty mua bán nợ để giải quyết nợ xấu, theo ông Ánh, sẽ không trực tiếp gây ra lạm phát, nhưng việc tăng dòng chảy tín dụng trở lại có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
(Thanh Thương)
|
------------------------------
Bình: Việc thành lập công ty mua bán nợ xấu sẽ được thực hiện, sau 2 công ty mua bán chứng khoán xấu của nhà nước SCIC, và HFIC.
Công ty mới này rồi cũng có khác gì với 2 công ty kia hay không?
Chúng ta có cần phải có công ty mua bán nợ xấu hay không? Hay là ta nhân dịp này, tái cơ cấu lại ngành ngân hàng, tập trung phát triển các ngân hàng mạnh thì sẽ có lợi hơn?
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
Dồn sức cứu BĐS: Những hệ quả nguy hiểm
(VEF.VN) - Khi đối diện với khủng hoảng, cá nhân con người hay doanh nghiệp hay bộ máy công quyền thường chọn một trong hai phản ứng: hoặc sửa đổi toàn diện để thích nghi với hoàn cảnh mới; hoặc quay về với những thói quen xưa cũ mà họ cho rằng đã giúp họ đạt được quyền và lợi hiện nay.
Tầm cỡ của gói cứu trợ
Sau gói kích cầu 8 tỷ đô la năm 2008, Việt Nam đã chứng kiến lạm phát phi mã hơn 22% và việc kém hiệu quả khi kích cầu đầu tư công đã tạo một phản ứng dây chuyền từ nhập siêu, dự trữ ngoại tệ sụt giảm, nợ công gia tăng, tiền đồng mất giá... Chính sách siết chặt tiền tệ sau đó để giữ cương con ngựa kinh tế đã tạo nên sự suy thoái đình đốn hiện nay. Dư vị còn đắng cay thì các nhà điều kinh tế lại đang áp dụng biện pháp cũ này để chữa bệnh mới.
Sau khi đổ tiền cứu ngân hàng và chứng khoán, Chính phủ đang dồn nỗ lực để cứu bất động sản. Thay vì gọi là gói kích cầu, lần này chúng ta sử dụng một tên khác: tái cấu trúc, gói hỗ trợ... hay gói từ thiện?
Phát pháo đầu tiên, ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS tuyên bố chắc nịch là "Có tiền lúc này tôi sẽ mua nhà". Sau đó, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Vì thế, Thứ trưởng Nam hy vọng, dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Như vậy, trực tiếp và gián tiếp, tổng cộng gói cứu trợ BĐS có thể lên đến 400 ngàn tỷ đồng (20 tỷ USD).
Những hệ quả xa gần
Tôi không biết có bao nhiêu đại gia BĐS trên toàn quốc đang "đắp chiếu"? Con số chắc không hơn vài ngàn. Dĩ nhiên, nếu giá BĐS xuống quá thấp thì các đại gia ngân hàng, chứng khoán và các nhà đầu cơ thứ cấp cũng bị vạ lây, vì như ông Lê Mạnh Hà (Phó chủ tịch UBND TP.HCM) đã công nhận, giá BĐS là tiền đề cho bài toán kinh tế và chính trị của Việt Nam. Nhưng mọi người dân sẽ phải chịu chung những hệ quả xấu tốt, xa gần mà giải pháp cứu trợ này sẽ đem lại:
Khi một số tiền khủng như vậy đổ vào thị trường BĐS thì ảnh hưởng trên giá cả sẽ phải có, dù chỉ tạm thời. Bong bóng sẽ không nổ tung vào cuối 2012 như nhiều người tiên đoán vì Chính phủ đang hết sức thổi hơi cho BĐS. Nhưng một căn nhà mơ ước cho đại đa số người dân sẽ vẫn nằm ngoài tầm tay trong 5, 10 năm tới vì mức giá vẫn là một ảo tưởng dựng lên bởi những thế lực ngoài thị trường. Con bệnh sẽ trầm trọng hơn vì cuộc giãi phẩu cần thiết đã được dời lại cho đến khi không còn gì để mổ trong đợt điều chỉnh sẽ đến.
Cái giá phải trả (không có bữa ăn nào miễn phí) cho lượng tiền 400 ngàn tỷ trong một thời gian ngắn là giá trị thực sự của đồng tiền VN sẽ phải giảm dù tỷ giá chính thức có thể được duy trì qua các biện pháp hành chính. Để tránh lạm phát phi mã, chính phủ sẽ phải thực hiện việc kiểm soát giá cả trên một bình diện sâu rộng. Ngoài xăng dầu, gạo, điện nước... , các món hàng như dược phẩm, vận chuyển công cộng, các hàng tiêu dung thông dụng... sẽ không được tăng giá. Đây là một bước lùi khá sâu cho nền kinh tế thị trường.
Trong môi trường của nền kinh tế chỉ huy, các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu kiếm lời (profit-seeking) sẽ khổ sở vì chi phí tăng mà giá bán bị kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước hay các công ty có liên hệ sâu xa với nhà nước sẽ có hai vũ khí bén nhọn: đặc quyền và tiền người khác (OPM) qua ngân hàng. Mô hình kinh doanh thâu tiền chỗ này (rent-seeking) sẽ lên ngôi và sẽ có thêm một loạt đại gia mới là bản sao của các đại gia hiện hữu.
Trên hết, khi hy sinh quyền lợi của đại đa số người dân để cứu vài nhóm lợi ích, và những "sai trái về đầu tư sẽ được bảo vệ". Người Mỹ gọi đây là một "rủi ro về đạo đức" (moral hazard) và sẽ khuyến khích những hành xử tương tự trong tương lai.
Sau 2 gói kích cầu rưỡi và gần 2.000 tỷ đô la trong 3 năm qua, Cơ quan Dự trữ Trung ương Mỹ (FED) đã thất bại trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp hay kích cầu một nền kinh tế tư nhân và năng động của Mỹ. Thành quả duy nhất họ có thể hãnh diện là cứu nguy và tạo lợi nhuận khủng cho các ngân hàng thương mại. Dự đoán lạc quan nhất là GDP Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay. Dù không thể bị thay thế, đồng USD vẫn chịu nhiều áp lực vì nợ công tăng vọt sau các gói kích cầu này.
Khi đối diện với khủng hoảng, cá nhân con người hay doanh nghiệp hay bộ máy công quyền thường chọn một trong hai phản ứng: hoặc sửa đổi toàn diện để thích nghi với hoàn cảnh mới; hoặc quay về với những thói quen xưa cũ mà họ cho rằng đã giúp họ đạt được quyền và lợi hiện nay. Tôi đoán là các thế hệ trẻ sẽ phải chờ thêm vài ba thế hệ nữa.
Sau gói kích cầu 8 tỷ đô la năm 2008, Việt Nam đã chứng kiến lạm phát phi mã hơn 22% và việc kém hiệu quả khi kích cầu đầu tư công đã tạo một phản ứng dây chuyền từ nhập siêu, dự trữ ngoại tệ sụt giảm, nợ công gia tăng, tiền đồng mất giá... Chính sách siết chặt tiền tệ sau đó để giữ cương con ngựa kinh tế đã tạo nên sự suy thoái đình đốn hiện nay. Dư vị còn đắng cay thì các nhà điều kinh tế lại đang áp dụng biện pháp cũ này để chữa bệnh mới.
Sau khi đổ tiền cứu ngân hàng và chứng khoán, Chính phủ đang dồn nỗ lực để cứu bất động sản. Thay vì gọi là gói kích cầu, lần này chúng ta sử dụng một tên khác: tái cấu trúc, gói hỗ trợ... hay gói từ thiện?
Phát pháo đầu tiên, ông Vũ Xuân Thiện, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS tuyên bố chắc nịch là "Có tiền lúc này tôi sẽ mua nhà". Sau đó, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Vì thế, Thứ trưởng Nam hy vọng, dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Như vậy, trực tiếp và gián tiếp, tổng cộng gói cứu trợ BĐS có thể lên đến 400 ngàn tỷ đồng (20 tỷ USD).
Những hệ quả xa gần
Tôi không biết có bao nhiêu đại gia BĐS trên toàn quốc đang "đắp chiếu"? Con số chắc không hơn vài ngàn. Dĩ nhiên, nếu giá BĐS xuống quá thấp thì các đại gia ngân hàng, chứng khoán và các nhà đầu cơ thứ cấp cũng bị vạ lây, vì như ông Lê Mạnh Hà (Phó chủ tịch UBND TP.HCM) đã công nhận, giá BĐS là tiền đề cho bài toán kinh tế và chính trị của Việt Nam. Nhưng mọi người dân sẽ phải chịu chung những hệ quả xấu tốt, xa gần mà giải pháp cứu trợ này sẽ đem lại:
Khi một số tiền khủng như vậy đổ vào thị trường BĐS thì ảnh hưởng trên giá cả sẽ phải có, dù chỉ tạm thời. Bong bóng sẽ không nổ tung vào cuối 2012 như nhiều người tiên đoán vì Chính phủ đang hết sức thổi hơi cho BĐS. Nhưng một căn nhà mơ ước cho đại đa số người dân sẽ vẫn nằm ngoài tầm tay trong 5, 10 năm tới vì mức giá vẫn là một ảo tưởng dựng lên bởi những thế lực ngoài thị trường. Con bệnh sẽ trầm trọng hơn vì cuộc giãi phẩu cần thiết đã được dời lại cho đến khi không còn gì để mổ trong đợt điều chỉnh sẽ đến.
Cái giá phải trả (không có bữa ăn nào miễn phí) cho lượng tiền 400 ngàn tỷ trong một thời gian ngắn là giá trị thực sự của đồng tiền VN sẽ phải giảm dù tỷ giá chính thức có thể được duy trì qua các biện pháp hành chính. Để tránh lạm phát phi mã, chính phủ sẽ phải thực hiện việc kiểm soát giá cả trên một bình diện sâu rộng. Ngoài xăng dầu, gạo, điện nước... , các món hàng như dược phẩm, vận chuyển công cộng, các hàng tiêu dung thông dụng... sẽ không được tăng giá. Đây là một bước lùi khá sâu cho nền kinh tế thị trường.
Trong môi trường của nền kinh tế chỉ huy, các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu kiếm lời (profit-seeking) sẽ khổ sở vì chi phí tăng mà giá bán bị kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước hay các công ty có liên hệ sâu xa với nhà nước sẽ có hai vũ khí bén nhọn: đặc quyền và tiền người khác (OPM) qua ngân hàng. Mô hình kinh doanh thâu tiền chỗ này (rent-seeking) sẽ lên ngôi và sẽ có thêm một loạt đại gia mới là bản sao của các đại gia hiện hữu.
Trên hết, khi hy sinh quyền lợi của đại đa số người dân để cứu vài nhóm lợi ích, và những "sai trái về đầu tư sẽ được bảo vệ". Người Mỹ gọi đây là một "rủi ro về đạo đức" (moral hazard) và sẽ khuyến khích những hành xử tương tự trong tương lai.
Sau 2 gói kích cầu rưỡi và gần 2.000 tỷ đô la trong 3 năm qua, Cơ quan Dự trữ Trung ương Mỹ (FED) đã thất bại trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp hay kích cầu một nền kinh tế tư nhân và năng động của Mỹ. Thành quả duy nhất họ có thể hãnh diện là cứu nguy và tạo lợi nhuận khủng cho các ngân hàng thương mại. Dự đoán lạc quan nhất là GDP Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay. Dù không thể bị thay thế, đồng USD vẫn chịu nhiều áp lực vì nợ công tăng vọt sau các gói kích cầu này.
Khi đối diện với khủng hoảng, cá nhân con người hay doanh nghiệp hay bộ máy công quyền thường chọn một trong hai phản ứng: hoặc sửa đổi toàn diện để thích nghi với hoàn cảnh mới; hoặc quay về với những thói quen xưa cũ mà họ cho rằng đã giúp họ đạt được quyền và lợi hiện nay. Tôi đoán là các thế hệ trẻ sẽ phải chờ thêm vài ba thế hệ nữa.
Alan Phan
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
Tiền ở đâu, lạm phát ở đâu?
Thực ra bản chất của lạm phát tại VN chủ yếu là do chi phí đẩy + cầu kéo và sự lũng đoạn thị trường do độc quyền. Khi cầu xuống thấp thì sự độc quyền không phát huy được tác dụng làm tăng giá, mà chỉ có tác dụng giữ giá không tăng. Nếu có cạnh tranh sòng phẳng, thì sẽ theo quy luật kinh tế, cầu giảm thì giá giảm.
Khi đã có 1 lượng lớn tiền được bơm ra nền kinh tế, lượng cầu vẫn không tăng nghĩa là tiền này không đến tay đại bộ phận người tiêu dùng, và đặc biệt là không bị đưa vào sản xuất. Khi sản xuất không tăng (giảm), lương và thu nhập NLĐ cũng không tăng (giảm), dẫn đến cầu ko tăng (giảm). Do đó, có nghịch lý là tiền bơm ra quá nhưng giá cả lại không tăng. Vậy tiền đó đang ở đâu? Nó chỉ ở trong NH và trong tài khoản của số ít đại gia vốn dĩ vẫn chi tiêu đều đều như chẳng có chuyện gì xảy ra và họ không làm tăng lạm phát được.
Vậy, tiền trong NH dư thừa sao không đẩy mạnh cho vay bằng lãi suất thấp hơn? Vì họ còn phải bù đắp cho khoản nợ xấu quá lớn trong các khoản đã cho vay trước đây, và trả lãi (và gốc) cho những người gửi tiền với mức lãi khá cao, hoặc có thể phải dành tiền trả cho các món họ đã vay nợ lẫn nhau trước đây.
Có thể tham khảo ở đây: Vì sao NH thừa tiền nhưng không cho vay?
Còn 1 góc nhìn nữa: họ có cần cho các DNTN vay với gia trị vài tỷ, vài chục tỷ trong khi các DN này hiện nay chưa chứng minh được khả năng trả tiền hiệu quả trong khi họ đang có những con nợ được đảm bảo bởi chính phủ vay với số tiền ngàn tỷ, chục ngàn tỷ, thậm chí trăm ngàn tỷ đã đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận của họ? Chỉ có những ngân hàng TMCP không thể cho DNNN vay tiền mới phải trầy trật kiếm các khách hàng vay tiền là DNTN, và đối diện với nguy cơ mất thanh khoản.
Thấy gì qua "sự hiểu lầm" khiến Đan Mạch dừng cấp ODA?
Có hiểu lầm khiến Đan Mạch ngừng cấp ODA
Cả 4 đơn vị quản lý dự án đều khẳng định “không có tham nhũng, thất thoát” khi sử dụng vốn ưu đãi của Chính phủ Đan Mạch, mà có thể kiểm toán quốc tế chưa hiểu quy trình và thực tế dự án tại Việt Nam.
Ông Lâm là điều phối viên dự án P2-08-VIE - Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam,
dự án bị kiểm toán cho là chi sai 1,3 tỷ đồng với 5 nghi vấn về chi trả
bảo hiểm, thuê tư vấn, mua thiết bị, chi phí quản lý và đặc biệt là
chuyện học bổng của chính con gái ông Lâm. Chuyên gia này cho biết ông
và các đồng sự muốn giải trình về cả 5 vấn đề này.
............
“Không có sự tham nhũng hay thất thoát” cũng là khẳng định của một lãnh đạo Viện Địa lý, nơi quản lý dự án P1-08-VIE - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội miền Trung.
Đây là dự án có số tiền nghi chi sai lớn nhất, 5,4 tỷ đồng. Ông này cho
biết không tán thành đối với một số thông tin mà kiểm toán đưa ra (chủ
yếu về chi lương, thù lao, học bổng... không rõ ràng, mua xe nhưng ít sử
dụng) và sẽ có buổi làm việc với Bộ Khoa học & Công nghệ, Tổ kiểm
toán và Sứ quán Đan Mạch giữa tuần này đề làm rõ vấn đề.
Tuy không bị dừng cấp vốn do số tiền nghi sai phạm
(gần 300 triệu đồng) không đáng kể so với toàn bộ quy mô nhưng theo đại
diện đơn vị điều phối dự án 09-P01-VIE - Cải
thiện giống lúa thích nghi với điều kiện ngập mặn để đối với tình trạng
nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển Việt Nam, cũng tỏ ra không đồng tình với kết luận của kiểm toán.
Trước đó, theo trao đổi của đại diện cơ quan quản lý dự án 09-P03-VIE - Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đòng ở đồng bằng sông Hồng với Tuổi trẻ, nhiều điểm khác biệt trong tính toán của 2 bên cũng đã được chỉ ra. “Chúng tôi đã hoàn thành xong báo cáo giải trình. Trong phiên đối chất giữa tuần tới, chúng tôi muốn nhấn mạnh những điểm này”. Ngoài ra, đại diện này cũng cho biết dự án sẽ tiếp tục được hoàn thành cho dù phía đối tác có tiếp tục cấp vốn hay không.
-------------------------------------
Đây đều là những dự án đúng ra chính phủ nước CHXHCNVN phải làm vì lợi ích của nhân dân, những ông bà chủ của những cán bộ. Thế mà, phía nước bạn - Đan Mạch đã phải nhảy vào chủ động giúp đỡ, cấp tiền, tạo điều kiện cho các nhà kha hoọc của ta ngâm kíu. Thế mà để xảy ra tình trạng như trên.
Những người làm công tác khoa học, đối với các dự án mang tính yêu nước cao, mà họ đã không thể hiện được tầm nhìn tốt ít nhất trong vấn đê ngoại giao thì ko thể gọi là nhà khoa học được. Không cần bàn luận nhiều về việc Đan Mạch có đúng hay sai, rõ ràng tư duy khoa học như vậy thì ko thể làm khoa học. Một đất nước đã quá mục rỗng, mục rỗng trong mọi mặt.
Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012
Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng?
Source
Những ngày gần đây, thế cùng đường của ngân hàng càng hiển hiện hơn khi chính họ đã phải lên tiếng kêu cứu.
Ứ vốn và nợ xấu trên mức báo động
Những ngày gần đây, thế cùng đường của ngân hàng càng hiển hiện hơn khi chính họ đã phải lên tiếng kêu cứu.
Ứ vốn và nợ xấu trên mức báo động
Đặt vấn đề về thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng trong bối cảnh hiện nay - e rằng vẫn có vẻ khá khiên cưỡng, khi nhóm này vẫn tiêu biểu cho lực lượng trội nhất về tiềm lực vốn, tài sản, lợi nhuận và thế nắm dao đằng chuôi trong toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng cũng khó nêu ra câu hỏi nào khác hơn khi bản thân nhóm ngân hàng lại đang sa chân vào một ma trận - hệ quả do chính họ gây ra cho đến giờ này.
Đã quá rõ là sau ba tháng liên tiếp với ba lần giảm trần lãi suất huy động, tình hình vẫn hầu như chưa có gì biến chuyển. Tiền vẫn nằm ứ trong ngân hàng, còn đại đa số doanh nghiệp vẫn chưa thể "tiếp cận được nguồn vốn vay giá rẻ". Những con số thống kê muộn màng vế tỷ lệ khoảng 30% doanh nghiệp đã được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi 15% trong mấy tháng qua thực ra chỉ mang tính tượng trưng, trong khi lại không hề xuất hiện một thống kê nào cho thấy lượng vốn được giải ngân từ ngân hàng cho doanh nghiệp là bao nhiêu. Trong khi đó, một số ngân hàng đã xác nhận tỷ lệ giải ngân từ các gói cho vay ưu đãi của họ chỉ đạt khoảng 3-5% so với kế hoạch đề ra. Tức thực tế giải ngân là quá nhỏ bé so với chủ đích ban đầu.
Còn con số vốn nằm "chết" trong hệ thống ngân hàng cho tới nay là bao nhiêu? Cũng không có (và dường như điều này trở thành tất nhiên) một thống kê nào từ phía cơ quan chủ quản là Ngân hàng nhà nước. Song vào ngày cuối tháng 5/2012, từ một cuộc họp của cơ quan này với nhóm G14, một dự kiến được nêu ra là sẽ thành lập tổ chức chuyên mua bán nợ xấu giữa các ngân hàng với số vốn điều lệ lên đến 100.000 tỷ đồng.
Con số 100.000 tỷ đồng này lại có một nét gì đó khá tương đồng với những đồn đoán trước đó về chuyện có đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, nếu không muốn nói là hơn thế, tiền mặt đang bất động trong khu vực ngân hàng mà không thể đưa vào lưu thông được.
Cũng trong cuộc họp trên, con số về số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng nhà nước đã vượt quá quy định 40.000 tỷ đồng hẳn phải minh chứng cho câu chuyện thừa vốn dài hạn mà không biết làm gì cả.
Điều được gọi là "gót chân Asin" của ngân hàng cũng chính thức lộ ra.
Không chỉ là núi tiền mặt khồng lồ bị giam châm trong hệ thống này, mà tình trạng nợ xấu đã phát triển đến mức cần phải có những biện pháp "quyết liệt" nhằm kiềm chế, trước khi mọi chuyện trở nên không thể kiểm soát.
Vào cuối năm 2011, Agribank đã bị đánh giá là một ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nợ xấu thuộc loại nguy hiểm nhất - trên 6%. Nhưng chỉ sau quý 1/2012, khi bản sơ kết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thê thảm, nợ xấu của các ngân hàng cũng "bỗng dưng" tăng vọt. Eximbank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank... đều là những ngân hàng đã làm ngạc nhiên nhiều khách hàng và cổ đông khi tỷ lệ nợ xấu trở nên xấu đi một cách lạ lùng, tăng gấp 50-60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thế nhưng tỷ lệ nợ xấu trên vẫn chưa có gì được coi là xác thực, nếu người ta tham chiếu cách tính toán của... Fitch Ratings. Vào giữa năm 2011, trong khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra tỷ lệ nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng chỉ hơn 3%, thì tổ chức xếp hạng tín dụng có tiếng trên trường quốc tế này đã bảo lưu tỷ lệ tương tự ở Việt Nam là 13%. Tức gấp 4 lần con số công bố!
Còn vào giờ này, với những gì mà các ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt buộc phải công bố (và cả tự nguyện như một hành động kêu cứu), người ta lại có thêm cơ sở để suy diễn khả năng nợ xấu thực tế không phải chỉ là con số thống kê.
Thế cùng đường
Thế khó khăn của ngân hàng đã khá nhanh chóng biến thành thực tại nan giản. Nếu vào cuối năm 2011, họ có thể tung ra cơ chế cho vay doanh nghiệp với mức lãi suất 17-18% kèm theo những điều kiện cho vay không quá khắt khe mà vẫn có thể đạt được phần nào kết quả, thì sau quý 1 năm nay, tình hình đã biến chuyển tiêu cực đến khó hiểu. Thêm ít nhất 17.000 doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản và giải thể (theo con số thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cùng dự báo của chính cơ quan này về khoảng 50.000 doanh nghiệp biến mất trong năm 2012, đã làm cho tình thế không còn nằm trong vòng kiểm soát của nhóm lợi ích ngân hàng. Vốn cho vay, dù được tha thiết mời mọc đến thế nào chăng nữa, đã không còn trở nên hấp dẫn đặc biệt đối với những kẻ đói khát.
Minh chứng cho hiện tượng cung vốn quá thiên lệch so với cầu vốn như trên là cơ chế giảm trần lãi suất huy động theo kiểu nhỏ giọt. Tháng 3/2012 là thời điểm đầu tiên mà Ngân hàng nhà nước tiến hành giảm trần lãi suất huy động từ 14% về 13%, nhưng có vẻ miễn cuỡng hơn là một thái độ chủ động. Khi đó, các ngân hàng vẫn còn làm cao và ngoài Vietcombank, BIDV, vẫn chẳng thấy hiện diện những gói kích cầu ưu đãi nào khác. Nhưng những gì mà giới ngân hàng hình dung rằng doanh nghiệp - trong thảm cảnh khát vốn, sẽ "bập" ngay vào vốn vay ngân hàng khi lãi suất huy động giảm, đã không hề xảy ra. Một tháng sau đó, khi trần lãi suất huy động giảm tiếp về 12%, tỷ lệ vốn giải ngân khỏi ngân hàng cũng không tăng hơn được bao nhiêu.
Cực chẳng đã, vào trung tuần tháng 5/2012, Ngân hàng nhà nước đã phải tiến hành một cuộc "cách mạng" chưa có tiền lệ từ khi Chính phủ mới được thành lập vào tháng 8/2011: vừa hạ tiếp trần lãi suất huy động lần thứ ba liên tiếp về 11% và do đó đã phá vỡ "lộ trình giảm lãi suất huy động 1% mỗi quý" mà thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thường tuyên bố, đồng thời còn tiến hành áp trần lãi suất cho vay ưu đãi ở mức 15%. Song toàn bộ giới doanh nghiệp vẫn thờ ơ. Đến lúc này, giới phân tích đành phải nêu ra một luận lý: không phải doanh nghiệp không muốn vay, mà là họ không còn khả năng vay.
Có vẻ như cuộc khủng hoảng niềm tin vẫn chưa có điểm dừng. Trong cách nhìn của phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa, nền kinh tế nhiều khả năng vẫn chưa thoát khỏi đáy, hay nói cách khác là chưa lập đáy. Vô số khó khăn về tín dụng và cơ chế vẫn chờ đợi ở phía trước. Hơn nữa, trong một nền kinh tế mà sức cầu đang hướng dần vào thế thiểu phát, hàng tồn kho chất cao và ngay cả tiểu thương cũng phải bỏ chợ, chẳng mấy doanh nghiệp đủ can đảm để hoạch định một tương lai trung hạn cho mình bằng cách đi vay vốn và ngay lập tức bị biến thành con nợ bất đắc dĩ.
Khủng hoảng niềm tin kinh tế và tiêu dùng cũng dẫn tới khủng hoảng xác tín về tín dụng. Chính sách bất cập và thiên hẳn về nhóm lợi ích ngân hàng của Ngân hàng nhà nước, như đã được bày tỏ suốt nhiều tháng trời qua, đã khiến cho các doanh nghiệp không thể tin rằng họ sẽ được sống trong một môi trường lãi suất cho vay ổn định, hơn nữa càng khó có thể vay được vốn với mức lãi suất 12-13%, khi chính một chuyên gia đầy kinh nghiệm trong ngành tài chính là ông Lê Xuân Nghĩa đã buộc phải nói thẳng ra là các ngân hàng đã chỉ "giả vờ" cứu doanh nghiệp. Ở một chiều kích khác, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải trần tình là họ sẽ không bị "mắc lừa" ngân hàng thêm một lần nữa.
Đạo lý quan hệ kinh doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng vì thế mà xấu đi. Có thể gọi đó là gì, sau cái chết của nhiều doanh nghiệp và triển vọng tiếp nối của nhiều doanh nghiệp khác? Thế đường cùng của ngân hàng - hẳn là thế, khi nhóm lợi ích này đang phải rước lấy một hậu quả không đáng có: bị cộng đồng doanh nghiệp và cả xã hội "tẩy chay".
Những ngày gần đây, thế cùng đường của ngân hàng càng hiển hiện hơn khi chính họ đã phải lên tiếng kêu cứu.
Vốn huy động vẫn vào đều đặn và lãi vẫn phải trả đều đặn cho khách hàng, nhưng vốn cho vay lại không thể triển khai được. Cứ đà này, chẳng mấy chốc ngân hàng sẽ từ hòa đến âm vốn. Và nếu không cẩn thận, thời điểm cuối năm 2012 này sẽ chứng kiến những ngân hàng đầu tiên báo lỗ - lỗ thực sự chứ không phải như động tác "chia sẻ" cảnh ngộ với các doanh nghiệp.
---------------------------------------------------
Bình luận: Thực sự thì góc nhìn của tác giả đã được thể hiện hết qua cách viết bài như trên hay chưa?
Sử dụng tư duy phân tích độc lập, đối với các vấn đề của ngân hàng, ta cần đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Tỷ lệ nợ xấu thực tế cao, trong khi các NH có thể báo cáo tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều thực tế, đó là do sự khác nhau về chuẩn đánh giá nợ xấu. Vậy thì sự khác nhau này đem lại sự khác biệt trong cách đánh giá nợ xấu của nhóm cho vay nào?
Khi lãi suất (LS) cho vay quá cao, lãi xuất huy động cũng cao, nếu NH chỉ thực sự kiếm tiền nhờ vào sự chênh lệch giữa LS tiền gửi vào LS tiền cho vay, thì tại sao họ đã không chủ động hạ cả 2 loại này xuống?
NH có khả năng cứu DN ko? Cái gọi là "giả vờ" của ông Lê Xuân Nghĩa có đúng không? Chắc chắn các NH sẽ nhận thức rõ hơn ông Nghĩa nhiều lần về việc họ cần phải nuôi DN để các DN tiếp tục trả được nợ cho họ, do vậy, họ không "giả vờ". Vì họ không "giả vờ" nên có thể hiểu là họ không thể làm được dù rất muốn "cứu" DN. Ta cần đặt câu hỏi là tại sao họ không thể cứu DN?
Thực ra, trong việc phân tích ngành NH, chúng ta không thể nói chính xác khi chỉ dựa vào suy đoán, tuy nhiên, những suy đoán mang tính định hướng dựa trên các sự kiện thực tế có thể sẽ chính xác. CÓ thể câu trả lời là: do nợ xấu quá cao, dẫn đến tính thanh khoản của NH quá thấp, do vậy họ không thể giảm LS huy động và không thể tiếp tục cho vay với số lượng quá nhiều. Trong trường hợp này, họ thà giữ LS cao và chờ NHNN cứu còn hơn là hạ LS và mọi chuyện bung bét hết ra.
Cái mấu chốt như nhiều chuyên gia đã nhận định, là nó nằm ở BDS. Cuộc giải cứu BDS của nhà nước sẽ đem lại ánh sáng cuối đường hầm cho cả hệ thống NH, và đó là 1 biện pháp duy nhất để cứu được hệ thống này. Một lần nữa, và có thể là sẽ luôn luôn theo 1 định luật: các ông lớn luôn giành phần thắng.
Đó cũng chính là lý do mọi đảng phái, mọi nhóm lợi ích trên thế giới này đều luôn muốn giành quyền lãnh đạo quốc gia, và có thể là cả thế giới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)