Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Xung quanh chuyện "kiều nữ bán dâm"

Có lẽ ngoài chuyên mục thể thao và kinh doanh, tôi không nên đọc các mục khác trong VNExpress, nhất là mục Pháp luật, bởi các tin về "hiếp, bán dâm" ngày càng trở nên phổ biến.

Chẳng hạn: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/05/nguoi-mau-dien-vien-ban-dam-gia-1-500-usd/

Xét theo góc độ xử lý trật tự xã hội, thì tội môi giới mại dâm là phạm tội hình sự, còn các đối tượng tham gia mua - bán dâm chỉ là dân sự, chỉ bị xử phạt hành chính. Và luật pháp cấm bán dâm, cũng có phần vi phạm trong tuyên ngôn độc lập: "tất cả mọi người được tụ do sống, làm việc, và mưu cầu hạnh phúc". Việc mua, bán dâm đã tồn tại xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển loài người, nó chỉ bị kỳ thị bởi các quan niệm về đạo đức con người, mà quan niệm thì thường là mang tính cảm tính. Với sự tiến hóa của xã hội, tình dục đã không chỉ còn đơn thuần là để duy trì nòi giống, mà nó còn là một nhu cầu tâm sinh lý bình thường của một người bình thường, điều này đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra. Do vậy, ai cũng có quyền được thỏa mãn nhu cầu đó của bản thân miễn là không gây ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Mua, bán dâm dựa trên sự tự nguyện của cả 2 đối tượng mua và bán, dựa trên thỏa thuận sòng phẳng nên việc coi nó là phạm tội là 1 góc nhìn cảm tính, thiếu cơ sở khoa học.

Trên thế giới, nhiều nước đã cho việc mại dâm là hợp pháp, một số nước tiên tiến như Nhật, Hàn, tuy luật chưa chính thức thừa nhận mua bán dâm là hợp pháp nhưng chính quyền thường "làm ngơ" cho mại dâm và tạo ra những điểm vui chơi đặc thù (phố đèn đỏ) để các đối tượng mua bán dâm tập trung về đó giao dịch.

Thế còn tại nước ta? Việc phá các vụ án mại dâm chỉ là 1 trong những nhiệm vụ của cơ quan công an, do trách nhiệm thực thi và đảm bảo pháp luật được thực thi của họ. Vậy thì, với những vụ án mà báo chí cố ý làm đình đám như trên, phải chăng làm cho độc giả nghĩ rằng công an đang tập trung mạnh vào việc trấn áp các đối tượng mua bán dâm, mà đặc biệt là các đối tượng sinh viên, nghệ sỹ? Còn những mặt khác đang rất nóng bỏng, nhức nhối như tham nhũng, buôn bán ma túy, buôn lậu, chặt phá rừng, trộm cướp thì sao lâu nay không thấy có vụ nào nổi bật? Phải chăng các báo đài chỉ còn 1 vài cách câu khách mà nó đang trở nên nhàm chán?

Một khía cạnh nữa mang tính xã hội: mua dâm với giá 1500 USD, sinh viên bán dâm giá 2 triệu đồng, người mẫu, diễn viên bán dâm ... Đó là chuyện chẳng có gì là lạ và tại các nước phát triển cũng xảy ra hiện tượng này nhan nhản. Vậy thì sao nó thu hút người đọc? Vì nó gây tò mò? Hay vì nó nhằm mục tiêu phổ biến cho cả xã hội về 1 nghề mới có thu nhập cao và có chút rủi ro?

1 sinh viên, nếu đi làm phụ bán hàng, lương 30 ngàn 1 giờ, nếu đi bán dâm thì giá 1 triệu 1 giờ? Trong 1 số hoàn cảnh khó khăn, thì có lẽ sẽ lựa chọn cho mức giá 1 triệu, thậm chí cao hơn, tại sao không? Nhân phẩm, hay sự ý thức về nhâm phẩm như vậy là có thể định giá, vậy thì còn cái gì là không thể định giá tại xã hội này? Nếu cứ tiếp tục cái tư duy truyền thông này cộng với thói quen tư duy 1 bước của nhiều người Việt, tôi lo lắng rằng những bài báo đáng ra mang tính cảnh tỉnh, giáo dục con người sẽ có tác dụng ngược, là cổ súy cho con người tiến đến các vi phạm.

Bài sau, sẽ bàn về tư duy 1 bước và tư duy 2 bước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét