Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Note 11/7/2012.


Comment của bác Lý Toét trong Blog BS Hồ Hải.

Những lời rỉ tai mãi cũng có tác dụng, blog quanlambao là một thí dụ. Những thông tin trong blog này ở trong Nam thì xem có vẻ "cung đình" nhưng nó thể nghe đầy tai ở những quán nước chè chén thuốc lào trên vỉa hè Hà Nội.

Đã là thông tin mật thì không thể thoát ra ngoài. VN là một cường quốc tình báo. Nhờ tình báo tốt hơn mà chiếm được miền nam.

Blog quanlambao nhắm tới đối tượng là đương kim thủ tướng không hiểu có dụng ý gì? Với những người hiểu biết thì Thủ tướng chính phủ chỉ là người thay mặt Trung ương đảng đứng ra điều hành nội các, còn những quyết định của Thủ tướng phải được toàn bộ Bộ Chính trị thông qua hoặc ít nhất là Thường trực BCT.

Cho nên nói cá nhân ngài Thủ tướng chịu trách nhiệm về những sự vệc xảy ra vừa qua là không hiểu biết về chính trị VN hoặc cố ý đánh lận con đen.

Bản tin úp úp mở mở của quanlambao làm xôn xao dư luận gần đây đề cập đến một báo cáo về TTCK VN. Thực ra không có gì mới, cũng giống như kinh tế VN tăng trưởng không có nền tảng, TTCK VN là nơi thể hiện mạnh mẽ nhất biểu hiện của bong bóng thị trường.

Thị trường chứng khoán VN từ lâu là chốn lừa đảo, được bộ máy tuyên truyền thổi phồng nên một bong bóng và nó đã thực sự xẹp vào năm 2007.

Do không chịu thuế thặng dư vốn mà những người sáng lập đã kiếm được hàng chục lần số vốn bỏ ra ban đầu.

Những công ty thực sự kiếm được lợi nhuận siêu ngạch nhờ chính sách như là xăng dầu cũng không được công chúng mặn mà vì ban lãnh đạo chỉ trích cổ tức nhỉnh hơn hoặc bằng với lãi ngân hàng, phần lợi tức lớn hơn nhiều họ đã rút ra bằng các thủ thuật kế toán.

Các công ty trên sàn tăng trưởng ảo như vậy làm sao thu hút được vốn, sống được đã là may.

Đấy là tại VN. Còn trên thế giới thì sao. Sàn LME London danh bất hư truyền giao dịch kim loại của thế giới được người Tàu mua lại với giá 2 tỷ đô, gấp 160 lần trị giá vốn hóa của LME và gấp 60 lần giá bỏ thầu của một công ty bên Mỹ. Con số đó cho thấy các công ty tài chính hiện rẻ rúng như thế nào.

Các công ty chứng khoán ở VN là những ai - là của những ngân hàng. Cái thời họ thổi bong bóng, họ vừa là khách hàng lớn (tay to) của CTCK bạn họ vừa tranh mua với khách hàng nhỏ lẻ để thổi giá chứng khoán lên với tốc độ kịch trần mỗi ngày.

Công ty quản lý vốn nhà nước SCIC cũng kiếm được trong thời kỳ này. Khi TTCK đi xuống, họ là người tung tiền vào vực TTCK đi lên lay lắt cho đến ngày hôm nay.

Nay, các ngân hàng vướng vào khoản nợ xấu. Có thể đây là dịp để họ thanh lý môn hộ, đưa các khoản nợ thối vào các CTCK rồi sau đó tuyên bố phá sản.

Chỉ có thể là: Lạm phát đang ở phía trước.

------------------------------------------------------------------

Nói về lạm phát và tăng trưởng tín dụng:


Về lý thuyết thì cứ 1 đồng tín dụng được tăng lên, nếu không có 1 đồng tiết kiệm nhảy vào tương ứng thì XH có thêm 1 đồng tiền. Điều này thì kinh tế đương đại ở bất kỳ nước nào cũng hoạt động như vậy do tiền không còn được đảm bảo bằng vàng hay vật chất, mà chỉ là nợ của chính phủ.

Vấn đề này nếu trong 1 nền kinh tế cân bằng sẽ là động lực cho sản xuất và phát triển. Nền kinh tế cân bằng có thể hiểu là nền kinh tế mà tăng trưởng hàng hóa + dịch vụ gần bằng tăng trưởng tín dụng, dẫn đến lượng tiền tăng lên gần tương đương với lượng hàng có thêm, và điều này tuyệt vời khi lạm phát khoảng 1-2% 1 năm.

Vấn đề trở nên nghiêm trọng đối với VN hiện giờ không phải là tăng trưởng tín dụng bao nhiêu, mà nó là ở tăng trưởng sản xuất thực sự là bao nhiêu cộng với cái đống nợ xấu và cộng hưởng từ bội chi ngân sách. Tăng trưởng sản xuất thực sự thì có thể thấy rất cao từ số liệu 30% DN giải thể, phá sản. Cái đống nợ xấu cũng phần lớn nằm ở chứng khoán và BDS, là 2 loại tài sản hầu như không có thanh khoản trong thời điểm này, và có thể là trong vài ba năm tới. Tăng trưởng tín dụng mười mấy % đó, có vẻ lại chảy vào BDS với hi vọng cải thiện thanh khoản cho đám này. Tuy nhiên thì có vẻ như các chiêu "kích", "khích" này nọ đều không có tác dụng. Do không có thanh khoản, nên không thể giải quyết nợ xấu bằng việc xử lý tài sản, buộc nhà nước trước hay sau gì cũng phải dùng ngân sách để thanh lý nợ. Ngân sách từ đâu ra? Có 2 nguồn để lấy tiền cho việc này: bán trái phiếu chính phủ, tận thu thuế và in thêm tiền. Dù có là nguồn nào đi nữa thì cũng phải trả lại bằng lạm phát (chính là thuế) cho toàn bộ 90 triệu dân. Cái đám tài sản thế chấp từ nợ xấu như vậy sẽ bị quốc hữu hóa, sau đó lại trao lại cho các DNNN để kinh doanh kiếm "lời". Những ai khôn ngoan và có điều kiện, có thể mua lại thứ tài sản sau khi đã làm "sạch" này với giá "nhà nước quy định". Vừa thoát nợ, vừa có cơ hội kiếm tiền, quả là 1 xã hội đáng sống.